
Đề tài: Quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Đánh giá nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách) PGS.TS. Bùi Tất Thắng Viện Chiến lược phát triển Nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của Trung Quốc đối với pháttriển kinh tế Việt Nam là một chủ đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Trongphạm vi một bài tham luận nhỏ tham gia Diễn đàn Kinh tế mùa Thu2014 với chủ đề chung “Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biếnmạnh mẽ và cơ bản”, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về nhân tốTrung Quốc với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi hai nước bình thườnghoá quan hệ (đầu những năm 1990) đến nay. I. Cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mớikinh tế ở Việt Nam Từ đầu thập kỷ 1990, khi quan hệ giữa hai nước Việt - Trung đượcbình thường hoá thì cũng là lúc quá trình đổi mới và cải cách mở cửađã đi qua giai đoạn khởi động ban đầu. Tuy thời điểm xuất phát của cảicách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam không trùng nhau,nhưng công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới đều được thúc đẩy bởi nhucầu bức bách từ thực tiễn bên trong mỗi nước. Đó chính là quá trình tìmkiếm con đường hay mô hình phát triển phù hợp với điều kiện và hoàncảnh của đất nước khi mà mô hình kế hoạch hoá tập trung đã trở thànhnhân tố căn bản cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khác hẳn với những lần sửa đổi, cải tiến hay hoàn thiện công tácquản lý trước đây nhằm sửa chữa những khiếm khuyết của cơ chế kếhoạch hoá tập trung dựa trên chính những nguyên lý cơ sở của cơ chế 155này, công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới là sự thay đổi cách tiếp cậntìm kiếm mô hình phát triển, là “giải phóng tư tưởng” ở Trung Quốc và“đổi mới tư duy” ở Việt Nam, hay như cách nói của Đặng Tiểu Bình là“cuộc cách mạng lần thứ hai”. Tính chất cách mạng của cuộc cải cáchmở cửa và đổi mới là: từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung để chuyểnsang nền kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi này có thể được xem nhưsự tái hiện tư tưởng về chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lênin hồiđầu thập kỷ 1920 với tuyên bố rằng, “toàn bộ quan điểm của chúng ta vềCNXH đã thay đổi về căn bản” (V.I. Lê nin: Toàn tập, Tập 45; tr. 428). Giai đoạn khởi đầu quá trình cải cách mở cửa và đổi mới, hainước Trung Quốc và Việt Nam trước khi quan hệ giữa hai nước đượcbình thường hoá, tuy không có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, họctập lẫn nhau cũng như hợp tác cùng nhau nghiên cứu, nhưng có lẽ donhững vấn đề phải giải quyết có nhiều điểm tương đồng, lại thêm điềukiện để giải quyết vấn đề như nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, lịch sử,văn hoá, v.v... tương đối giống nhau, nên logic nội tại của quá trình cảicách mở cửa và đổi mới của hai nước đã có nhiều điểm giống nhau đếnmức đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn, sự kiện khoán sản phẩm trong nôngnghiệp ở huyện Phong Dương (tỉnh An Huy, Trung Quốc) và huyện ĐồSơn (thành phố Hải Phòng, Việt Nam) đã khởi đầu quá trình cải cáchvà đổi mới theo kiểu “phá rào” từ dưới lên, tiếp cận công cuộc cải cáchmở cửa và đổi mới trước hết từ kinh tế v.v... Về cơ bản, người ta thấyrằng, cách thức và mục tiêu tiến hành đổi mới và cải cách đã khiến chohai nước Việt Nam và Trung Quốc tách ra thành một nhóm khác biệthẳn với các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu và Liên Xô. Trong khicác nước Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách một cách đồng loạtvà nhanh chóng, bắt đầu từ cải cách chính trị và đồng thời với nó là cảicách mạnh mẽ thể chế kinh tế, thì Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hànhcải cách một cách từ từ, tiệm tiến, mang tính thực nghiệm và xuất pháttừ lĩnh vực kinh tế, đồng thời cố gắng duy trì sự ổn định về chính trị - xã156hội, xem đó như một điều kiện tiền đề không thể thiếu của công cuộc cảicách. Sự giống nhau này khiến cho khi quá trình bình thường hoá quanhệ giữa hai nước được nối lại, nhu cầu tìm hiểu học tập kinh nghiệm củanhau và hợp tác nghiên cứu tìm ra các con đường đi thích hợp cả ở cấpvĩ mô lẫn vi mô trở thành cấp thiết một cách rất tự nhiên. Ở khía cạnh thể chế kinh tế (và chính trị), lãnh đạo cấp cao củahai nước đã khẳng định phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị,hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4tốt “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt” và là quan hệđối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Với khung khổ chung này, TrungQuốc và Việt Nam đã nhiều lần cùng chia sẻ kinh nghiệm lý thuyết vàthực tiễn về xã hội chủ nghĩa, đã từng tổ chức nhiều hội thảo chung vềnghiên cứu thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể nói một cách khái quát, tác động ảnh hưởng lẫnnhau về quan điểm, cách tiếp cận, thể chế, chính sách… của cải cáchmở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan hệ kinh tế Quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc Cải cách mở cửa Đổi mới nền kinh tế Việt Nam Phát triển kinh tế Việt NamTài liệu có liên quan:
-
12 trang 198 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 193 0 0 -
11 trang 178 0 0
-
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 161 0 0 -
19 trang 160 0 0
-
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -EU
7 trang 132 0 0 -
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 96 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 84 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 75 0 0 -
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
10 trang 74 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 66 0 0 -
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ (có đáp án)
12 trang 58 0 0 -
Toàn tập về C.Mác và Ph.Ăng-ghen - Tập 7
434 trang 48 0 0 -
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 44 0 0 -
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KH&CN
4 trang 41 0 0 -
Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
12 trang 40 0 0 -
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam
9 trang 38 0 0 -
Tác động của FDI tới phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019
10 trang 38 0 0 -
Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022
8 trang 38 0 0 -
8 trang 34 0 0