
Đề tài triết học LẠI NÓI VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " LẠI NÓI VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN " ------ Đề tài triết họcLẠI NÓI VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNINLẠI NÓI VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN(*) PHẠM VĂN CHUNG(**)Trong bài viết này, tác giả trình bày thêm những luận giải của mình về phạm trùvật chất của V.I.Lênin để trao đổi với tác giả Nguyễn Huy Canh nhằm l àm sángtỏ thêm những luận điểm, suy nghĩ của mình về phạm trù này. Qua đó, tác gi ảcũng đã chỉ ra ý nghĩa và giá trị của phương pháp tư duy lịch sử.Tôi rất vui mừng vì bài viết của mình trên Tạp chí Triết học số 7 - 2007 đã đượctác giả Nguyễn Huy Canh quan tâm và viết bài trao đổi đăng trên Tạp chí Triếthọc số 3, 2008. Nhân đây, cần phải khẳng định th êm rằng, tranh luận khoa họcluôn là một công việc rất có ý nghĩa. Sau khi đọc những nhận xét phản biện củatác giả Nguyễn Huy Canh, tôi thấy cần phải bảo vệ ý kiến của mình và giải thíchrõ thêm một số điểm để tránh cho những độc giả khác có thể hiểu lầm. Tôi xintrình bày từng điểm một rồi sau đó, đưa ra nhận xét chung.1. Tôi chân thành cảm ơn đánh giá và lời khen của tác giả Nguyễn Huy Canh đốivới những hiểu biết của tôi về tính lịch sử trong quan niệm của V.I.Lênin về vậtchất. Đây chính là mục tiêu và ý nghĩa quan trọng trong bài viết của tôi. Nhưngtiếc rằng, tác giả chưa thấy được thực chất mục tiêu và ý nghĩa này, vì thế đã cónhững luận bàn chưa đúng và lạc đề, cụ thể là đối với mục 2 và 3 trong bài viếtcủa tôi.2. Ngay ở đầu bài viết, tác giả Nguyễn Huy Canh đã đưa ra những nhận địnhthiếu rõ ràng. Tác giả viết: “Quan niệm này (định nghĩa vật chất - P.V.C) củaV.I.Lênin đã được nhiều học giả mácxít bàn luận và (tôi viết nghiêng - P.V.C) vềcơ bản, là đúng đắn, chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chếcần phải làm rõ… Vì chưa đạt đến trình độ nhận thức triết học về những hạn chếđó, nên tác giả Phạm Văn Chung đã mắc phải những nhầm lẫn, luẩn quẩn trongviệc thể hiện ý tưởng của mình” (tr.69). Xin hỏi: Những “hạn chế” mà tác giả nóiđến ở đây là gì? Chúng là những hạn chế trong quan niệm của V.I.Lênin về vậtchất hay là của các nhà nghiên cứu mácxít về quan niệm vật chất của V.I.Lênin?Trong khi chưa giải thích rõ điều này, tác giả lại nói rằng, bài viết của tôi là “làmột phát hiện ra những hạn chế đó, mặc dù phát hiện này mới chỉ là sự cảmnhận”! Tiếp đó, tác giả ch ưa cho tôi biết “ý tưởng” mà tôi thể hiện là “ý tưởng”gì, có phải đó là ý tưởng phát hiện ra “những hạn chế đó” (những hạn chế khôngrõ là gì). Như vậy, ngay từ đầu, tác giả Nguyễn Huy Canh đã tỏ ra chưa rõ ràng,thậm chí “mập mờ”(?) trong cách đặt vấn đề. Người đọc không biết tác giả sẽdẫn họ đi đâu.Thêm nữa, ngay ở những dòng đầu của bài viết, tác giả Nguyễn Huy Canh đã tỏra non yếu trong hành văn tiếng Việt. Cụ thể, tác giả không nên nói là: “Công laocủa ông (chỉ V.I.Lênin) được ghi nhận bởi (tôi viết nghiêng - P.V.C) một pháthiện nổi tiếng”... Bởi vì, nói như thế có khác nào nói: “Công lao của ông đượcghi nhận bởi công lao của ông”! Đoạn văn trên còn được viết tiếp: Công lao củaông được ghi nhận bởi một phát hiện nổi tiếng, “khi (tôi viết nghiêng - P.V.C)đưa ra quan niệm về vật chất bằng (tôi viết nghiêng - P.V.C) định nghĩa sau: “...Diễn đạt như thế này dễ làm cho người đọc hiểu “phát hiện nổi tiếng” củaV.I.Lênin liên quan hoặc nằm trong quan niệm của ông về vật chất chứ khôngphải là chính quan niệm ấy và như thế, không rõ phát hiện ấy là gì. Lẽ ra tác giảphải viết: “Một phát hiện nổi tiếng, đó là quan niệm về vật chất với định nghĩasau:...”, mới đúng. Đương nhiên, người nghiên cứu triết học mácxít có thể hiểutác giả muốn nói đến phát hiện của V.I.Lênin là quan niệm (định nghĩa) của ôngvề vật chất. Nhưng tác giả nghĩ gì về trách nhiệm đối với người đọc, đối với việcgiữ gìn “sự trong sáng” của tiếng Việt? Đó là tôi chưa nói đến điều: Quan niệmcủa V.I.Lênin về vật chất có phải là “một phát hiện nổi tiếng” hay chỉ là “hoànchỉnh” hơn quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen mà thôi?Sau khi nêu một số luận đề chưa rõ ràng và với cách hành văn chưa chuẩn nhưvậy, tác giả Nguyễn Huy Canh bắt tay vào luận giải “những nhầm lẫn và luẩnquẩn” trong việc thể hiện ý tưởng của tôi.3. Trước hết, phải nói đến những thiếu sót rất đáng lưu ý về kiến thức cơ bản củatác giả trong lôgíc học, nhận thức luận và triết học nói chung. Tác giả nói: “Kháiniệm (phạm trù) là hình thức phản ánh chủ quan, biểu hiện chủ quan tính bảnchất của đối tượng. Những tính chất đặc trưng, những thuộc tính cơ bản có tínhbản chất của đối tượng được phản ánh, được ghi nhận trực tiếp bởi định nghĩakhái niệm” (tr.69, cột 2 và tr.71, cột 1). Trong những nhận định này, có 3 thiếusót: Thứ nhất, những khái niệm (phạm trù) không phải là “hình thức phản ánhchủ quan, biểu hiện chủ quan”... như tác giả hiểu, mà là “hình thức chủ quan củathế giới khách quan” (theo cách nói của V.I.Lênin). Nếu nói như tác giả thì rất cóthể dẫn đến phủ nhận tính khách quan của chân lý. Đồng thời, những khái niệm(phạm trù) không phải chỉ phản ánh, biểu hiện “tính bản chất của đối tượng”, màphản ánh, biểu hiện cả bản chất của đối tượng. Thứ hai, “những tính chất đặctrưng”, “những thuộc tính cơ bản” của đối tượng bao giờ cũng biểu hiện và biểuhiện rất rõ bản chất của đối tượng, thậm chí chúng còn là chính bản chất của đốitượng. Do vậy, không cần phải nói như tác giả là chúng “có tính bản chất”. Thứba, những tính chất và những thuộc tính này được nêu trong định nghĩa kháiniệm là kết quả của quá trình trừu tượng hoá, khái quát hoá, thậm chí rất cao(như những định nghĩa các khái niệm triết học), vì thế chúng được phản ánh,được ghi nhận gián tiếp, chứ không phải “trực tiếp” như tác giả hiểu. Tuy nhiên,tôi hiểu rằng, ở đây, tác giả đang lập luận nhằm bác bỏ ý kiến của tôi về hai cáchđịnh nghĩa “trực tiếp” và “gián tiếp” phạm trù vật chất. Nhưng, nếu nhầm lẫn vềkiến thức cơ bản như thế này thì hẳn là việc bác bỏ sẽ trở nên k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học kinh tế chính trị triết học mác lênin chủ nghĩa xã hội đường lối cách mạng lý luận triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 357 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 323 0 0 -
14 trang 311 0 0
-
112 trang 304 0 0
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 281 1 0 -
30 trang 265 0 0
-
20 trang 265 0 0
-
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 259 0 0 -
4 trang 254 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 238 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo
25 trang 231 0 0 -
Tiểu luận kinh tế chính trị: Quy luật giá trị cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
16 trang 213 0 0 -
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 208 0 0 -
Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác
7 trang 199 0 0 -
Bài tiểu luận môn sinh thái cảnh quan
16 trang 190 0 0 -
Chuyên đề mạng máy tính: Tìm hiểu và Cài đặt Group Policy trên windows sever 2008
18 trang 190 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 187 0 0 -
Báo cáo tiểu luận: Cơ chế chống oxy hóa của vitamine E
29 trang 186 0 0 -
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 186 0 0