Già hóa dân số ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 846.26 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở thực tiễn đó, bài viết đề xuất một số gợi ý chính sách giúp Việt Nam thích ứng hữu hiệu với vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Già hóa dân số ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra 14 Trần Khánh Linh Già hóa dân số ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra Trần Khánh Linh Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Email liên hệ: linhtk@due.edu.vn Tóm tắt: Già hóa dân số đang là vấn đề toàn cầu, xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến nhiều chiều cạnh phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việt Nam hiện cũng đang trải qua sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số. Bài báo này phân tích thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam, nhận diện những thách thức của già hóa dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở thực tiễn đó, bài viết đề xuất một số gợi ý chính sách giúp Việt Nam thích ứng hữu hiệu với vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Dân số, Già hóa dân số; Phát triển kinh tế; Việt Nam. Abstract: Population ageing – a global issue that appears in almost every country in the world – greatly affects various dimensions of the socio-economic development in many countries. Not outside of this trend, Vietnam is also experiencing a rapid increase in both the number and proportion of elderly people in the population structure, creating many problems for the nation’s economic growth. This paper focuses on anlyzing the current situtation of population aging in Vietnam, identifying the challenges of population aging for the country’s socio-economic development. Based on that reality and experiences from countries worldwide, the author proposes some policy suggestions for the Vietnamese government to adapt and deal with the population ageing phenomenon that is currently taking place rapidly. Keywords: Population; Population ageing; Economic development; Vietnam. Ngày nhận bài: 28/6/2019 Ngày duyệt đăng: 26/10/2019 1. Đặt vấn đề Già hóa dân số đề cập đến một sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng người cao tuổi ngày càng tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn phần trăm tỷ lệ. Theo định nghĩa chính thức của Liên Hợp Quốc (United Nations), một quốc gia được xếp vào “đang già hóa” khi tỷ lệ người dân từ 65 tuổi trở lên của quốc gia đó vượt quá 7% tổng dân số. Khi con số này lần lượt vượt quá mức 14% và 20%, dân số sẽ được coi là “đã già hóa” và “siêu già hóa”. UNFPA (2011) sử dụng mốc 60 thay vì 65 với các tỷ lệ 10%, 20% và 30% lần lượt là các mốc cho tình trạng “đang già hóa”, “già hóa”, và “siêu già hóa”. Nhìn chung, dân số trên toàn thế giới đang dần già đi. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới - World Bank (2019), nhóm dân số 65 tuổi trở lên trên thế giới đã có sự gia tăng đáng kể từ năm 1960, từ khoảng 5% tổng dân số thế giới (tương đương 151 triệu người) lên đến 8,5% vào năm 2016 (gần 630 triệu người). Điều này hàm ý rằng, dân số trên thế giới đã chính thức Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 05 (61) - 2019 15 tiến vào giai đoạn “đang già hóa”. Prskawetz và cộng sự (2008) nhận định, “trong khi thế kỷ hai mươi là thời đại tăng trưởng dân số bền vững, thế kỷ hai mươi mốt này sẽ là kỷ nguyên của dân số già hóa”. Dự báo của Liên Hiệp Quốc – United Nations (2019) cũng chỉ ra rằng, số lượng người từ 65 tuổi trở lên trên thế giới sẽ đạt hơn 1,4 tỉ người vào năm 2050, tương đương 15,6% tổng dân số dự báo. Như vậy, đến năm 2050, dân số thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tiến thêm vào giai đoạn “già hóa”. Trong quá khứ, già hóa dân số xuất hiện chủ yếu ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và đặc biệt là châu Âu, thậm chí một số quốc gia còn có tháp dân số ngược với tỷ lệ tăng trưởng dân số ở mức âm. Tuy nhiên, hiện nay, già hóa dân số đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan,... Nguyên nhân đằng sau vấn đề này là sự kết hợp của các yếu tố: giảm tỷ lệ sinh và tử vong, gia tăng tuổi thọ bình quân. Trong đó, sự giảm sút tỷ lệ sinh được phát hiện là yếu tố quan trọng gây ra hiện tượng già hóa ở phần lớn các quốc gia trên thế giới (Bos và Weizsacker, 1989; Weil, 2006). Không nằm ngoài xu hướng trên, Việt Nam cũng đang trải qua quá trình già hóa dân số, thậm chí với tốc độ cao hơn so với các quốc gia phát triển trước đây, xảy ra trên khắp các vùng, các địa phương của cả nước. Cấu trúc dân số với tỷ lệ người già gia tăng chắc chắn sẽ mang lại nhiều vấn đề đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng già hóa dân số đang diễn ra ở Việt Nam, nhận diện một số vấn đề thách thức từ quá trình già hóa dân số, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giúp Việt Nam thích ứng phù hợp với vấn đề này. 2. Một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế Già hóa dân số có ảnh hưởng khác nhau đến phát triển kinh tế quốc gia. Đầ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Già hóa dân số ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra 14 Trần Khánh Linh Già hóa dân số ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra Trần Khánh Linh Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Email liên hệ: linhtk@due.edu.vn Tóm tắt: Già hóa dân số đang là vấn đề toàn cầu, xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến nhiều chiều cạnh phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việt Nam hiện cũng đang trải qua sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số. Bài báo này phân tích thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam, nhận diện những thách thức của già hóa dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở thực tiễn đó, bài viết đề xuất một số gợi ý chính sách giúp Việt Nam thích ứng hữu hiệu với vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Dân số, Già hóa dân số; Phát triển kinh tế; Việt Nam. Abstract: Population ageing – a global issue that appears in almost every country in the world – greatly affects various dimensions of the socio-economic development in many countries. Not outside of this trend, Vietnam is also experiencing a rapid increase in both the number and proportion of elderly people in the population structure, creating many problems for the nation’s economic growth. This paper focuses on anlyzing the current situtation of population aging in Vietnam, identifying the challenges of population aging for the country’s socio-economic development. Based on that reality and experiences from countries worldwide, the author proposes some policy suggestions for the Vietnamese government to adapt and deal with the population ageing phenomenon that is currently taking place rapidly. Keywords: Population; Population ageing; Economic development; Vietnam. Ngày nhận bài: 28/6/2019 Ngày duyệt đăng: 26/10/2019 1. Đặt vấn đề Già hóa dân số đề cập đến một sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng người cao tuổi ngày càng tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn phần trăm tỷ lệ. Theo định nghĩa chính thức của Liên Hợp Quốc (United Nations), một quốc gia được xếp vào “đang già hóa” khi tỷ lệ người dân từ 65 tuổi trở lên của quốc gia đó vượt quá 7% tổng dân số. Khi con số này lần lượt vượt quá mức 14% và 20%, dân số sẽ được coi là “đã già hóa” và “siêu già hóa”. UNFPA (2011) sử dụng mốc 60 thay vì 65 với các tỷ lệ 10%, 20% và 30% lần lượt là các mốc cho tình trạng “đang già hóa”, “già hóa”, và “siêu già hóa”. Nhìn chung, dân số trên toàn thế giới đang dần già đi. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới - World Bank (2019), nhóm dân số 65 tuổi trở lên trên thế giới đã có sự gia tăng đáng kể từ năm 1960, từ khoảng 5% tổng dân số thế giới (tương đương 151 triệu người) lên đến 8,5% vào năm 2016 (gần 630 triệu người). Điều này hàm ý rằng, dân số trên thế giới đã chính thức Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 05 (61) - 2019 15 tiến vào giai đoạn “đang già hóa”. Prskawetz và cộng sự (2008) nhận định, “trong khi thế kỷ hai mươi là thời đại tăng trưởng dân số bền vững, thế kỷ hai mươi mốt này sẽ là kỷ nguyên của dân số già hóa”. Dự báo của Liên Hiệp Quốc – United Nations (2019) cũng chỉ ra rằng, số lượng người từ 65 tuổi trở lên trên thế giới sẽ đạt hơn 1,4 tỉ người vào năm 2050, tương đương 15,6% tổng dân số dự báo. Như vậy, đến năm 2050, dân số thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tiến thêm vào giai đoạn “già hóa”. Trong quá khứ, già hóa dân số xuất hiện chủ yếu ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và đặc biệt là châu Âu, thậm chí một số quốc gia còn có tháp dân số ngược với tỷ lệ tăng trưởng dân số ở mức âm. Tuy nhiên, hiện nay, già hóa dân số đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan,... Nguyên nhân đằng sau vấn đề này là sự kết hợp của các yếu tố: giảm tỷ lệ sinh và tử vong, gia tăng tuổi thọ bình quân. Trong đó, sự giảm sút tỷ lệ sinh được phát hiện là yếu tố quan trọng gây ra hiện tượng già hóa ở phần lớn các quốc gia trên thế giới (Bos và Weizsacker, 1989; Weil, 2006). Không nằm ngoài xu hướng trên, Việt Nam cũng đang trải qua quá trình già hóa dân số, thậm chí với tốc độ cao hơn so với các quốc gia phát triển trước đây, xảy ra trên khắp các vùng, các địa phương của cả nước. Cấu trúc dân số với tỷ lệ người già gia tăng chắc chắn sẽ mang lại nhiều vấn đề đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng già hóa dân số đang diễn ra ở Việt Nam, nhận diện một số vấn đề thách thức từ quá trình già hóa dân số, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giúp Việt Nam thích ứng phù hợp với vấn đề này. 2. Một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế Già hóa dân số có ảnh hưởng khác nhau đến phát triển kinh tế quốc gia. Đầ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Già hóa dân số Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế - xã hội Cấu trúc dân số An sinh xã hộiTài liệu có liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 277 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 222 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 213 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 204 0 0 -
4 trang 199 0 0
-
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 158 0 0 -
8 trang 137 0 0
-
Đầu tư công giai đoạn 2010-2019 và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn mới
3 trang 136 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 133 0 0 -
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 131 0 0