Danh mục tài liệu

Giáo trình Giáo dục học (Tập 2): Phần 2

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 593.37 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Giáo dục học (Tập 2): Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như một số vấn đề cơ bản về quản lí nhà trường; lao động sư phạm của giáo viên và hoạt động của hội đồng giáo dục; công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giáo dục học (Tập 2): Phần 2 3. Lựa chọn một tình huống trong cuốn Giải pháp tình huống trong giáodục gia đình, hãy bàn luận theo suy nghĩ của mình và đặt câu hỏi.Phần 4: QUẢN LÍ GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƢỜNGChương 17: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ NHÀTRƢỜNGI. QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG1. Khái niệm Theo nghĩa chung nhất: Quản lí là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng có hiệu quảcác tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trongđiều kiện biến đổi của môi trường. Quản lí trường học là hoạt động của các cơ quan quản lí giáo dụcnhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lựclượng giáo dục khác huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu: - Quản lí là một hoạt động có mục tiêu, trong đó mục tiêu chất lượng.Nhà quản lí biết chính xác mục tiêu phải đạt được và tổ chức cho các cá nhânvà tập thể dưới quyền thực hiện công việc đó một cách có chất lượng và hiệuquả. Ban Giám hiệu nắm vững mục tiêu năm học, huy động mọi tập thể và cánhân thực hiện tốt mục tiêu đó. - Quản lí là tạo ra một môi trường thuận lợi để mọi cá nhân và tập thểhợp tác với nhau hoàn thành mục tiêu chung. Ban Giám hiệu tổ chức tốt cáchoạt động của Hội đồng giáo dục, các tổ chuyên môn tạo thành một phongtrào thi đua hoàn thành kế hoạch của năm học. 105 - Quản lí là tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ hội để đạt được mục tiêuchất lượng. Ban Giám hiệu biết tận dụng các lực lượng giáo dục gia đình, nhàtrường, xã hội, khai thác các nguồn lực: cơ sở vật chất, nguồn tài chính, lựclượng giáo viên... tập trung phấn đấu cho chất lượng giáo dục.2. Mục đích của quản lí nhà trường Mục đích của quản lí nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo, đưa nhà trường từ trạng thái hiện có tiến lên một trạng thái mới cóchất lượng hơn. Mục đích cuối cùng của quản lí giáo dục là tổ chức quá trìnhgiáo dục có hiệu quả để đào tạo một lớp thanh niên thông minh, sáng tạo,năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xãhội. Mục đích quản lí giáo dục còn là xây dựng và phát triển mạnh mẽ cácnguồn lực giáo dục, hướng các nguồn lực đó phục vụ cho việc tăng cường hệthống giáo dục và chất lượng giáo dục.3. Nguyên tắc quản lí trường học Để đảm bảo sự thành công trong mọi hoạt động của nhà trường, côngtác quản lí phải thực hiện các nguyên tắc sau đây: 1. Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộcông tác giáo dục trong nhà trường về: chuyên môn, tư tưởng, chính trị, đạođức, văn thể, lao động hướng nghiệp và giáo dục quốc phòng... 2. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo các công việccủa nhà trường. Động viên và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tập thểgiáo viên, cán bộ công nhân viên cùng tham gia vào công tác quản lí nhàtrường. Phát huy vai trò chủ động tích cực của các lực lượng giáo dục đối vớisự nghiệp giáo dục. Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. 3. Nguyên tắc quản lí quan trọng nhất là quản lí theo chất lượng. Mỗitrường học phải có sứ mệnh, mục tiêu và chính sách chất lượng, công bố cáctiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, phải phấn đấu để đạt danh hiệu trường chuẩnquốc gia. 106 4. Đảm bảo nguyên tắc tính khoa học trong hoạt động quản lí, đó là ápdụng kĩ thuật quản lí gồm bốn khâu: kế hoạch hoá, thực hiện, kiểm tra và điềuchỉnh. Mỗi công việc cần có mục tiêu cụ thể, được tổ chức thực hiện chu đáo,có kiểm tra uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.4. Các cấp quản lí nhà trường - Cấp quản lí nhà nước cao nhất đối với mọi nhà trường là Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, bằng hệ thống các văn bản, các quy chế, chế tài tổ chức cho cảhệ thống giáo dục hoạt động có nền nếp và chất lượng. - Có hai cấp trung gian quản lí trường học là các sở giáo dục và đào tạoở tỉnh và các phòng giáo dục và đào tạo ở các huyện. Các cấp quản lí nàytheo dõi các trường học theo kế hoạch năm học và tạo mọi điều kiện tốt nhấtcho các nhà trường hoạt động. - Cấp quản lí trực tiếp của hoạt động giáo dục trong nhà trường là Bangiám hiệu mà người đại diện trực tiếp là hiệu trưởng.5. Các nguồn lực giáo dục Để thực hiện các hoạt động giáo dục nhà trường phải có đủ các nguồnlực và các nguồn lực được phát huy tác dụng ở mức tối đa. Nhân lực giáo dục: Là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí và nhân viênphục vụ của trường học. Đội ngũ này cần đủ về số lượng, mạnh mẽ về chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu sẽ tạo nên chất lượng giáo dục trong nhà trường. + Bộ phận quan trọng nhất của nhân lực giáo dục chính là đội ngũ giáoviên, họ cần đạt chuẩn về đào tạo, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sưphạm, có phẩm chất tư cách đạo đức và một yêu cầu không kém phần quantrọng là đủ thành phần cơ cấu theo môn học. + Bộ phận thứ hai của nhân lực giáo dục là các nhân viên kĩ thuật phụcvụ trong các phòng thí nghiệm, trung tâm công nghệ dạy học và công nghệthông tin, tài chính, giáo vụ phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập trongtrường. 107 + Bộ phận thứ ba là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường, là những ngườichịu trách nhiệm chính về tổ chức các hoạt động giáo dục và đảm bảo chấtlượng giáo dục. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học là điều kiện thiết yếu để tổ chứcdạy và học. Phòng học đúng quy cách, môi trường phong quang, sạch sẽ,trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học lí thuyết và thực hành tất cả cácbộ môn, thư viện có đủ sách giáo khoa, báo chí và các tài liệu tham khảo...Cơ sở vật chất đầy đủ là một trường học lí tưởng. Ngân sách giáo dục là toàn bộ các ...

Tài liệu có liên quan: