Danh mục tài liệu

Hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc: Nghiên cứu so sánh giữa hai điểm đến du lịch Đà Nẵng và Nha Trang

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu và so sánh hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc của du khách nội địa giữa hai điểm đến du lịch biển ở miền Trung là Đà Nẵng và Nha Trang. Kết quả đã nhận diện được những điểm mạnh và điểm yếu của các điểm đến và Đà Nẵng được đánh giá cao hơn Nha Trang về hầu hết các thuộc tính hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc: Nghiên cứu so sánh giữa hai điểm đến du lịch Đà Nẵng và Nha Trang100 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 Hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc: Nghiên cứu so sánh giữa hai điểm đến du lịch Đà Nẵng và Nha Trang NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Đại học Kinh tế Đà Nẵng - bichthuy692000@gmail.com PHẠM THỊ LAN HƯƠNG Đại học Kinh tế Đà Nẵng - phamlanhuong2008@gmail.com Ngày nhận: Tóm tắt 06/09/2014 Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong phát triển chiến lược định vị Ngày nhận lại: điểm đến du lịch. Trong thị trường du lịch cạnh tranh khốc liệt như 27/01/2015 hiện nay, các nhà tiếp thị điểm đến phải nỗ lực tạo sự khác biệt về Ngày duyệt đăng: hình ảnh nhằm thu hút và giữ chân du khách. Bài viết nghiên cứu và so sánh hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc của du khách nội địa 30/01/2015 giữa hai điểm đến du lịch biển ở miền Trung là Đà Nẵng và Nha Trang. Mã số: Kết quả đã nhận diện được những điểm mạnh và điểm yếu của các 0914-L-06 điểm đến và Đà Nẵng được đánh giá cao hơn Nha Trang về hầu hết các thuộc tính hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc. Những thông tin từ nghiên cứu sẽ giúp phát triển chiến lược định vị cũng như thiết kế sản phẩm và xúc tiến hữu hiệu cho các điểm đến này. Từ khóa: Abstract Điểm đến du lịch, Destination image plays an important role in the development of the hình ảnh điểm đến du destination positioning strategy. In a fiercely competitive tourism lịch, hình ảnh nhận thức, market as today, the destination marketers try to make a difference in hình ảnh cảm xúc, định the destination image in order to attract and retain visitors. This vị điểm đến. article focuses on examining and comparing the cognitive image and affective image perceived by domestic tourists of Đà Nẵng Keywords: and Nha Trang, two marine tourism destinations in Central Vietnam. Tourism destination, The results help identify the strengths and weaknesses of these tourism destination destinations and show that Đà Nẵng is appreciated better than Nha image, cognitive image, Trang on most attributes of cognitive image and affective image. Such affective image, results are useful to develop effectively positioning strategy, design destination positioning. tourism products and promote these destinations. Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 1011. Giới thiệu Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong nhữngngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế,chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Hội đồng Du lịch và Du lịch thế giới ước tínhnăm 2014, du lịch đóng góp 9,5% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranhngày càng mạnh mẽ như hiện nay, để thu hút và duy trì du khách, cần xây dựng hình ảnhvề điểm đến du lịch (Tourism Destination Image - TDI) tích cực trong tâm trí du khách(Baloglu & Mangaloglu, 2001) bởi TDI thể hiện sự đơn giản hóa một số lượng lớn cácliên tưởng và các bộ phận thông tin kết nối với điểm đến (Kotler & cộng sự, 1993).Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của TDI đối với sự lựa chọn của du khách(Chon, 1990; Moutinho, 1984) và lòng trung thành của du khách (Chi & Qu, 2008). TDIlà cần thiết để xác định thế mạnh và điểm yếu của mỗi điểm đến (Chen & Uysal, 2002),nhằm tiếp thị hữu hiệu trên thị trường mục tiêu (Leisen, 2001), từ đó sẽ đảm bảo cạnhtranh thành công cho điểm đến (Telisman - Kosuta, 1994). Trong phân tích định vị, cácnhà tiếp thị điểm đến phải xác định được các thuộc tính nhằm tạo được khác biệt mộtcách có ý nghĩa cho điểm đến so với đối thủ cạnh tranh. Nếu biết các thuộc tính nào thựcsự tạo nên TDI thì sẽ tạo lập được các chiến lược để cải thiện khả năng cạnh tranh(Baloglu, 2001; Beerli & Martín, 2004; Gartner, 1993). Với vai trò quan trọng của TDI, gần đây ở VN một số tác giả đã quan tâm nghiên cứuđo lường cho điểm đến VN hoặc cho một điểm đến cụ thể (Anh, 2010; Thủy, 2011,2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào TDI trong nhận thức của dukhách quốc tế và các nghiên cứu mới chỉ chú trọng vào một điểm đến duy nhất, chưa cócác nghiên cứu so sánh giữa các điểm đến. Theo Website Saigontourist và báo ...