Danh mục tài liệu

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam - Nhìn từ khía cạnh an ninh kinh tế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.17 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nhìn lại hoạt động đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua, bài viết này chỉ ra những đặc điểm của hoạt động này từ góc độ an ninh kinh tế và đưa ra một số giải pháp – hàm ý chính sách góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả theo hướng phát triển bền vững trong hoạt động đầu tư của Hàn Quốc những năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam - Nhìn từ khía cạnh an ninh kinh tế Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-14<br /> <br /> Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc<br /> tại Việt Nam - Nhìn từ khía cạnh an ninh kinh tế<br /> Vũ Thị Nhung*<br /> Học viện An ninh Nhân dân, 125 Trần Phú, Phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam<br /> Nhận ngày 11 tháng 5 năm 2018<br /> Chỉnh sửa ngày 17 tháng 9 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 9 năm 2018<br /> Tóm tắt: Hàn Quốc hiện nay là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam với<br /> những dự án đầu tư lên tới hàng tỷ USD và đang là một “hiện tượng” trong thu hút FDI ở nước ta.<br /> Bên cạnh những tác động tích cực không thể phủ nhận mà dòng vốn FDI của Hàn Quốc mang lại,<br /> hoạt động FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng biệt, đã và đang đặt ra<br /> những vấn đề phức tạp về an ninh kinh tế. Trên thực tế, có khá nhiều nghiên cứu khoa học về hoạt<br /> động FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ an<br /> ninh kinh tế, chỉ ra những nét đặc thù của hoạt động FDI của Hàn Quốc nói riêng sẽ ảnh hưởng tới<br /> sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về<br /> những tác động của hoạt động FDI của Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.<br /> Trên cơ sở nhìn lại hoạt động đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua, bài viết này<br /> chỉ ra những đặc điểm của hoạt động này từ góc độ an ninh kinh tế và đưa ra một số giải pháp –<br /> hàm ý chính sách góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả theo hướng phát triển bền vững trong<br /> hoạt động đầu tư của Hàn Quốc những năm tiếp theo.<br /> Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam, Hàn Quốc, an ninh kinh tế.<br /> <br /> 1. Thực trạng FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam <br /> <br /> ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), tính đến<br /> tháng 3/2018 có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có<br /> dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó<br /> đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 59 tỷ<br /> USD (chiếm 18% tổng vốn đầu tư) [1].<br /> Chất lượng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc<br /> vào Việt Nam cũng được đánh giá khá cao dựa<br /> trên những tiến bộ khoa học công nghệ do Hàn<br /> Quốc chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam.<br /> Hiện nay, tập đoàn Samsung đã thành lập hai<br /> trung tâm nghiên cứu vàphát triển (R&D) tại Hà<br /> Nội (2012) và Thành phố Hồ Chí Minh<br /> (2016).Trong những năm gần đây, này đã trở<br /> thành một trong những nhà sản xuất màn hình<br /> Plasma và điện thoại di động dẫn đầu thế giới.<br /> <br /> Hàn Quốc chính thức đầu tư vào Việt Nam<br /> sau khi nước ta tiến hành đổi mới từ cuối thập<br /> niên Trong những năm đầu, Hàn Quốc thường<br /> xuyên giữ vị trí thứ 3, thứ 4 trong số các nhà<br /> đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn và<br /> chất lượng. Từ năm 2014đến nay, Hàn Quốc đã<br /> trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam<br /> trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư<br /> vào Việt Nam xét cả về số lượng dự án và tổng<br /> vốn đầu tư. Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước<br /> <br /> _______<br /> <br /> <br /> Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-973888165.<br /> Email: vunhung.neu@gmail.com<br /> https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4151<br /> <br /> 1<br /> <br /> V.T. Nhung T p ch<br /> <br /> 2<br /> <br /> hoa học ĐHQ HN: inh t và inh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-14<br /> <br /> o<br /> j<br /> <br /> Island:7%<br /> <br /> Đài Loan :10%<br /> <br /> Singapore: 13%<br /> <br /> Hàn Quốc: 18%<br /> <br /> Nhật Bản: 15%<br /> <br /> Các nước khác: 37%<br /> <br /> 7%<br /> 10%<br /> 37%<br /> 13%<br /> <br /> 15%<br /> <br /> 18%<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ thu hút vốn đầu tư các quốc gia, vùng lãnh thổ vào Việt Nam giai đoạn 2014-2017.<br /> Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.<br /> <br /> Đặc biệt trong những năm gần đây, từ năm 2014 đến năm 2017, mỗi năm Hàn Quốc đầu tư vào thị<br /> trường Việt Nam đều trên 6 tỷ USD. Cụ thể:<br /> 9<br /> 8<br /> 7<br /> 6<br /> 5<br /> <br /> 4<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> 0<br /> Năm 2014<br /> <br /> Năm 2015<br /> <br /> Năm 2016<br /> <br /> Năm 2017<br /> <br /> Biểu đồ 2. Tình hình vốn FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam giai đoạn 2014-2017.<br /> Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br /> <br /> Tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung<br /> Electronics Vietnam đạt 26 tỷ USD, chiếm<br /> 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.<br /> Khoảng 45% điện thoại thông minh được sản<br /> xuất bởi Samsung Electronics được sản xuất tại<br /> Việt Nam vào năm 2014.Việc đầu tư của Hàn<br /> Quốc nói chungvà Tập đoàn Samsung nói riêng<br /> <br /> đã tạo ra sức ép cạnh tranh cho ngành công<br /> nghiệp phụ trợ. Trong năm 2015, số lượng<br /> doanh nghiệp Việt trở thành nhà cung cấp cho<br /> Samsung tăng mạnh lên con số 190, trong đó có<br /> 12 nhà cung ứng ký hợp đồng trực tiếp và 178<br /> doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp 2 [2]. Trong<br /> bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,<br /> <br /> V.T. Nhung T p ch<br / ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: