Danh mục tài liệu

Khai thác chỉ dẫn địa lý đối với hạt tiêu tại tỉnh Quảng Trị

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 529.18 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài nghiên cứu, tập trung tìm hiểu về thực trạng khai thác sản phẩm hạt tiêu, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác chỉ dẫn địa lý đối với hạt tiêu tại tỉnh Quảng Trị 12. KHAI THÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI HẠT TIÊU TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ EXPLOITING GEOGRAPHICAL INDICATION FOR PEPPER IN QUANG TRI PROVINCE Lê Thị Diệu Chi1 TÓM TẮT: Hạt tiêu Quảng Trị đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00045 theo Quyết định số 3875/QĐ-SHTT ngày 28/10/2014 của Cục Sở hữu trí tuệ; sửa đổi, bổ sung các sản phẩm bảo hộ và khu vực địa lý theo Quyết định số 1076/QĐ-SHTT ngày 13/4/2018. Theo đó, sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hạt tiêu Quảng Trị” bao gồm hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng đã mở ra hƣớng đi mới cho sản phẩm của Quảng Trị nhất là những sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi chỉ dẫn địa lý đƣợc cấp thì vấn đề khai thác hiệu quả với sản phẩm hạt tiêu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của ngƣời dân. Đồng thời chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ khai thác phát triển sản phẩm hạt tiêu từ phía ban ngành cơ quan nhà nƣớc của tỉnh. Vì vậy, trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả tập trung tìm hiểu về thực trạng khai thác sản phẩm hạt tiêu, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm mục đích khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị. Từ khoá: Khai thác, chỉ dẫn địa lý, hạt tiêu, Quảng Trị ABSTRACT: Quang Tri pepper has been granted a Geographical Indication Registration Certificate No. 00045 according to Decision No. 3875/QD-SHTT dated October 28, 2014, of the National Office of Intellectual Property; amending and supplementing according to Decision No. 1076/QD-SHTT dated April 13, 2018. The geographical indication protection product Quang Tri pepper including black pepper and white pepper has opened a new direction for Quang Tri's products, especially agricultural products. However, after the geographical indication is granted, the effective exploitation of Quang Tri pepper products is still not effective. Besides, Quang Tri pepper has not yet received the attention of investment, exploitation, and product development from the provincial state agencies. Therefore, within the scope of the research paper, the author focuses on learning about the 1 Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: chiltd@hul.edu.vn 155 current status of pepper product exploitation, thereby offering some solutions for exploiting geographical indications of Quang Tri pepper effectively. Keywords: Exploiting, geographical indications, pepper, Quang Tri 1. Khái quát về Chỉ dẫn địa lý hạt tiêu Quảng Trị 1.1. Giới thiệu Chỉ dẫn địa lý hạt tiêu Quảng Trị Hạt tiêu theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là quả của cây hồ tiêu phơi khô, màu xám, vị cay, đƣợc dùng làm gia vị2 nên trong bài viết tác giả thống nhất gọi hạt của cây hồ tiêu là hạt tiêu theo chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ và gọi là cây hồ tiêu đối với cây trồng. Cây hồ tiêu đƣợc biết tới là loại cây công nghiệp, leo trên cây thân gỗ, không những là gia vị thiết yếu trong đời sống hàng ngày mà còn đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc giúp xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân địa phƣơng, đặc biệt vào năm 2016 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng hạt tiêu đã lập kỷ lục 1,42 tỷ USD3. Điều này đã chứng minh tầm quan trọng của cây hồ tiêu đối với ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung của Việt Nam. Tại Việt Nam các vùng trồng cây hồ tiêu chính là Bình Phƣớc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Nguyên, Phú Quốc và Quảng Trị. Tại Quảng Trị, khoảng đầu thế kỷ XX cây hồ tiêu đƣợc chủ đồn điền ngƣời Pháp mang đến và phát triển. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, hạt tiêu có khả năng thích ứng cao điều kiện tự nhiên tại tỉnh Quảng Trị, cho năng suất ổn định và trở thành chủ lực kinh tế- xã hội. Vòng đời cây hồ tiêu kéo dài khoảng 20 năm, thậm chí lâu hơn, tuy nhiên thời gian cây tiêu cho năng suất cao nhất là từ năm thứ 5 đến năm thứ 12. Nhờ vào yếu tố tự nhiên mang đặc trƣng riêng của tỉnh Quảng Trị nhƣ: Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên: Một là, đất đai ở Quảng Trị phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích là đồi núi. Đất ở đây chủ yếu chia thành 11 nhóm và 32 loại đất 2 Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa hạt tiêu, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu- h%E1%BA%A1t%20ti%C3%AAu, truy cập ngày 16/08/2021. 3 Chu Khôi (2016), Hết thời đỉnh cao, xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục rơi vào thảm cảnh, https://vneconomy.vn/het-thoi-dinh-cao-xuat-khau-ho-tieu-tiep-tuc-roi-vao-tham-canh.htm, truy cập ngày 16/08/2021. 156 chính (theo tài liệu của FAO và UNESCO) đặc trƣng chung gồm 3 nhóm cơ bản: Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm các cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng, chiếm 6,23% và đất cát ven biển phân bổ rải rác dọc ven biển, chiếm 1,3% đất tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải chiếm 2% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất đỏ vàng phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du, đặc biệt là đất màu đỏ (Bazan) có khoảng 20.000 ha, đất có tầng dày tơi xốp, độ mùn khá thích hợp cho phát triển mọi loại cây công nghiệp lâu năm4. Hai là, Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mƣa dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị cũng đƣợc coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Ba là, địa hình Quảng Trị do cấu tạo của dãy Trƣờng Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trƣờng Sơn đến miền ...

Tài liệu có liên quan: