
Khoai lang chữa táo bón
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.82 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cây Khoai lang có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, lan truyền sang các quần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưa về châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi.Khoai lang là cây lương thực ăn củ, ăn lá, ăn đọt (ngọn), thích nghi với nhiều vùng khác nhau; từ vùng xích đạo nhiệt đới tới vùng ôn đới, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất cát nhẹ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoai lang chữa táo bónKhoai lang chữa táo bónCây Khoai lang có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, lan truyền sang cácquần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưavề châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi.Khoai lang là cây lương thực ăn củ, ăn lá, ăn đọt (ngọn), thích nghi với nhiều vùngkhác nhau; từ vùng xích đạo nhiệt đới tới vùng ôn đới, có thể trồng ở nhiều loại đấtkhác nhau nhưng tốt nhất là đất cát nhẹ. Củ khoai hình thành là do rễ phồng lên,chứa tinh bột và đường; củ trắng vàng hay đỏ tím tuỳ theo từng giống.Khoai lang có 3 nhóm giống chính:- Nhóm giống củ thịt mề m, nhiều nước, nấu chín có vị ngọt, mùi thơm, dùng luộcăn tươi, nấu chè, làm mứt. Các giống nổi tiếng thuộc nhóm này: khoai Lim ở BắcNinh; khoai Nghệ ở Ninh Bình; khoai Vồ, Điệp ở Quảng Nam; khoai Dương Ngọc,Ngọc Nữ, Trắng giấy, Tám nghen ở Nam Bộ; khoai Mật, khoai Bí ở Đà Lạt. Cácgiống thịt vàng có nhiều vitamin A.- Nhóm giống củ thịt chắc có nhiều bột, thích hợp với thái lát, phơi khô, làm bột.Các giống nổi tiếng thuộc nhóm này: Khoai Phụng, khoai Trà Beng ở Nam Bộ; cácgiống Tai Nung gốc Đài Loan.- Nhóm giống củ thịt xơ, ăn không ngon, năng suất cao nhưng chất lượng dinhdưỡng kém, trồng làm thức ăn chăn nuôi. Các giống chính thuộc nhóm này làHồng Quảng, Okinawa 100, Hsinchu.Trong củ Khoai lang tươi có: 68% nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34mg% canxi,50mg% phốtpho, 23mg% vitamin C. Ở nước ta, Khoai lang là cây lương thực quantrọng. Trước đây Khoai lang là lương thực chính ở vùng đất cát, nhân dân tathường luộc khoai ăn tươi hoặc phơi khô, làm bột, làm bánh mứt, nấu chè… Khoailang khô nấu với đậu là món ăn ngon và bổ dưỡng. Lá và ngọn rau Khoai langdùng để xào, luộc, nấu canh rất ngon. Vào các tháng “giáp hạt rau”, rau Khoai langcó tác dụng rất tốt.Theo Đông y, Khoai lang vị ngọt, tính bình, không độc, nhuận tràng, mạnh tì thận,bổ dưỡng, tiêu ung nhọt.Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Khoai langChữa táo bónBài 1: Củ Khoai lang sống rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ, cho nước đun sôi, quấy đều,uống 1 bát vào sáng sớm, sau nửa giờ chưa đi ngoài lại uống thêm, uống vài bangày sẽ hết táo.Bài 2: Khoai lang củ 150g, gọt vỏ sạch; Vừng đen 20g; Đường 30g. Nấu chè ăn,ngày 2 lần.Bài 3: Lá Khoai lang tươi 60g; lá Mồng tơi 60g; rau Má 60g. Nấu nước uống hoặcnấu canh.Chữa kiết lỵ đi ngoài không có nhầy máu: Củ Khoai lang nướng chín, bóc vỏ,chấm Mật ong, ăn ngày 3 lần.Chữa mụn nhọt: Củ Khoai lang 40g; lá Bồ công anh 40g; Đường 20g. Giãnhuyễn, bọc vải đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần, làm liên tục 2 – 3 ngày.Hút mủ mụn nhọt: Lá khoai non 50g, Đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn,đắp lên mụn đã vỡ.Cảm cúm: Khoai lang khô (khoai sát) 1 nắm; Nghệ 1 củ; Giấm nửa bát, thêmmuối sắc uống nóng.Hen suyễn, khó thở, khò khè: Củ Khoai lang hà 3 phần, Bồ kết bỏ hạt 2 phần, sấykhô tán mịn, dùng nước hồ loãng vo thành viên 1g. Người lớn mỗi lần uống 2 viên,ngày 2 – 3 lần. Liều dùng 100 viên. Trẻ dưới 13 tuổi ngày uống 1 viên, chia làm 2lần, sau bữa ăn .Chữa bỏng: Lá khoai non rửa sạch, nghiền nát, vắt lấy nước phết lên vết bỏng.Ngộ độc sắn gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn: Củ Khoai lang tươi 100g, gọtvỏ, giã nát, thêm ít nước, vắt nước cốt cho uống. Cách nửa giờ đến 1 giờ cho uống1 lần.Tăng sữa: Đọt khoai non hấp chín hay nấu canh ăn hàng ngày.Chữa băng huyết: Lá Khoai lang 1 nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.Cây Khoai lang cũng được khoa học hiện đại nghiên cứu. Các nhà khoa học pháthiện trong củ và lá một số giống Khoai lang có nhiều chất chống oxy hoá như:Polyphenol, Anthocynin nhất là axit hydroxycinnamic là những chất phòng chốngbệnh bảo vệ sức khoẻ rất tốt. Các nhà khoa học còn sản xuất chế phẩm Caiapo từgiống Khoai lang trắng của Nhật để điều trị bệnh tiểu đường Type 2 cho kết quả rấttốt. Ở Nhật còn dùng Khoai lang để chế biến rượu ngọt truyền thống Shochu và bia.Khoai lang là cây lương thực phổ biến của nước ta, có nhiều hoạt chất quý, đượccả Đông - Tây y đánh giá cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoai lang chữa táo bónKhoai lang chữa táo bónCây Khoai lang có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, lan truyền sang cácquần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưavề châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi.Khoai lang là cây lương thực ăn củ, ăn lá, ăn đọt (ngọn), thích nghi với nhiều vùngkhác nhau; từ vùng xích đạo nhiệt đới tới vùng ôn đới, có thể trồng ở nhiều loại đấtkhác nhau nhưng tốt nhất là đất cát nhẹ. Củ khoai hình thành là do rễ phồng lên,chứa tinh bột và đường; củ trắng vàng hay đỏ tím tuỳ theo từng giống.Khoai lang có 3 nhóm giống chính:- Nhóm giống củ thịt mề m, nhiều nước, nấu chín có vị ngọt, mùi thơm, dùng luộcăn tươi, nấu chè, làm mứt. Các giống nổi tiếng thuộc nhóm này: khoai Lim ở BắcNinh; khoai Nghệ ở Ninh Bình; khoai Vồ, Điệp ở Quảng Nam; khoai Dương Ngọc,Ngọc Nữ, Trắng giấy, Tám nghen ở Nam Bộ; khoai Mật, khoai Bí ở Đà Lạt. Cácgiống thịt vàng có nhiều vitamin A.- Nhóm giống củ thịt chắc có nhiều bột, thích hợp với thái lát, phơi khô, làm bột.Các giống nổi tiếng thuộc nhóm này: Khoai Phụng, khoai Trà Beng ở Nam Bộ; cácgiống Tai Nung gốc Đài Loan.- Nhóm giống củ thịt xơ, ăn không ngon, năng suất cao nhưng chất lượng dinhdưỡng kém, trồng làm thức ăn chăn nuôi. Các giống chính thuộc nhóm này làHồng Quảng, Okinawa 100, Hsinchu.Trong củ Khoai lang tươi có: 68% nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34mg% canxi,50mg% phốtpho, 23mg% vitamin C. Ở nước ta, Khoai lang là cây lương thực quantrọng. Trước đây Khoai lang là lương thực chính ở vùng đất cát, nhân dân tathường luộc khoai ăn tươi hoặc phơi khô, làm bột, làm bánh mứt, nấu chè… Khoailang khô nấu với đậu là món ăn ngon và bổ dưỡng. Lá và ngọn rau Khoai langdùng để xào, luộc, nấu canh rất ngon. Vào các tháng “giáp hạt rau”, rau Khoai langcó tác dụng rất tốt.Theo Đông y, Khoai lang vị ngọt, tính bình, không độc, nhuận tràng, mạnh tì thận,bổ dưỡng, tiêu ung nhọt.Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Khoai langChữa táo bónBài 1: Củ Khoai lang sống rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ, cho nước đun sôi, quấy đều,uống 1 bát vào sáng sớm, sau nửa giờ chưa đi ngoài lại uống thêm, uống vài bangày sẽ hết táo.Bài 2: Khoai lang củ 150g, gọt vỏ sạch; Vừng đen 20g; Đường 30g. Nấu chè ăn,ngày 2 lần.Bài 3: Lá Khoai lang tươi 60g; lá Mồng tơi 60g; rau Má 60g. Nấu nước uống hoặcnấu canh.Chữa kiết lỵ đi ngoài không có nhầy máu: Củ Khoai lang nướng chín, bóc vỏ,chấm Mật ong, ăn ngày 3 lần.Chữa mụn nhọt: Củ Khoai lang 40g; lá Bồ công anh 40g; Đường 20g. Giãnhuyễn, bọc vải đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần, làm liên tục 2 – 3 ngày.Hút mủ mụn nhọt: Lá khoai non 50g, Đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn,đắp lên mụn đã vỡ.Cảm cúm: Khoai lang khô (khoai sát) 1 nắm; Nghệ 1 củ; Giấm nửa bát, thêmmuối sắc uống nóng.Hen suyễn, khó thở, khò khè: Củ Khoai lang hà 3 phần, Bồ kết bỏ hạt 2 phần, sấykhô tán mịn, dùng nước hồ loãng vo thành viên 1g. Người lớn mỗi lần uống 2 viên,ngày 2 – 3 lần. Liều dùng 100 viên. Trẻ dưới 13 tuổi ngày uống 1 viên, chia làm 2lần, sau bữa ăn .Chữa bỏng: Lá khoai non rửa sạch, nghiền nát, vắt lấy nước phết lên vết bỏng.Ngộ độc sắn gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn: Củ Khoai lang tươi 100g, gọtvỏ, giã nát, thêm ít nước, vắt nước cốt cho uống. Cách nửa giờ đến 1 giờ cho uống1 lần.Tăng sữa: Đọt khoai non hấp chín hay nấu canh ăn hàng ngày.Chữa băng huyết: Lá Khoai lang 1 nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.Cây Khoai lang cũng được khoa học hiện đại nghiên cứu. Các nhà khoa học pháthiện trong củ và lá một số giống Khoai lang có nhiều chất chống oxy hoá như:Polyphenol, Anthocynin nhất là axit hydroxycinnamic là những chất phòng chốngbệnh bảo vệ sức khoẻ rất tốt. Các nhà khoa học còn sản xuất chế phẩm Caiapo từgiống Khoai lang trắng của Nhật để điều trị bệnh tiểu đường Type 2 cho kết quả rấttốt. Ở Nhật còn dùng Khoai lang để chế biến rượu ngọt truyền thống Shochu và bia.Khoai lang là cây lương thực phổ biến của nước ta, có nhiều hoạt chất quý, đượccả Đông - Tây y đánh giá cao.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học y học phổ thông nghiên cứu y học y học cổ truyền mẹo vặt chữa bệnhTài liệu có liên quan:
-
5 trang 333 0 0
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 324 0 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 309 0 0 -
8 trang 286 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 279 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 279 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 251 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
13 trang 226 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 224 0 0 -
5 trang 222 0 0
-
8 trang 221 0 0
-
9 trang 217 0 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc Diquat tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
5 trang 211 0 0 -
6 trang 210 0 0
-
12 trang 209 0 0
-
6 trang 208 0 0
-
Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông ở Việt Nam
7 trang 206 0 0 -
7 trang 205 0 0
-
6 trang 203 0 0