Danh mục tài liệu

Lý thuyết quản trị địa phương và thực tiễn: Phần 2

Số trang: 329      Loại file: pdf      Dung lượng: 37.41 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Quản trị địa phương - Từ lý thuyết tới thực tiễn: Một số lĩnh vực quản trị của chính quyền địa phương, mối tương tác giữa chính quyền địa phương và người dân trong quản trị địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết quản trị địa phương và thực tiễn: Phần 2 C hương 3 M ỘT SỐ LĨNH Vực Q U Ả N TRỊ CỦA CH ÍNH QUYỂN Đ ỊA PHƯƠNG I. QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI v ề mặt lý thuyết và pháp luật thì Nhà nước nói chung, chính quyền địa phương có hai chức năng đối với đất đai: Một là, quyết định cụ thể đối với việc sử dụng đất thông qua việc ban hành nhằm cụ thể hóa những chính sách vĩ mô về đất đai cùa Đảng, luật, nghị quyết cùa Quốc hội, ủ y ban Thường vụ Quốc hội thông qua các quyết định hành chính về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, bồi thường, tái định cư và giải quyết các tranh chấp về đất đai. Hai là, thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai thông qua lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách tài chính đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dụng hệ thống thông tin quản lý nhà nước về đất đai. 193 Q U ẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG...________________________________________ Căn cứ Hiến pháp và các văn bản pháp luật về đất đai, thẩm quyền quản trị đất đai được trao cho hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, ủ y ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn là Bộ Tài nguyên và Môi trường thuộc Chính phù, Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc ủ y ban nhân dân cấp tinh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc ủ y ban nhân dân cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã theo nguyên tắc phân cấp. Tuy nhiên, vì tài nguyên đất đai là một thể thống nhất, liên tục nên thẩm quyền quản trị đất đai của Nhà nước chi được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp cho các cấp cùa địa phương mới bào đảm tính thống nhất và nhất quán trong thực hiện thẩm quyền quản trị nhà nước. Thẩm quyền quản trị đất đai của nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng được quy định trong Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bàn quy phạm pháp luật có liên quan. 1. Khuôn khổ luật pháp và chính sách phân cấp quản trị địa phưoìig về tài nguyên đất đai Hiến pháp năm 1980 đã cáo chung về các hình thức sờ hữu đất đai ở nước ta thời kỳ phát triển kinh tế tập trung, bao cấp và mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển đất nước theo mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý cùa nhà nước trong đó 'Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý'. Để làm cơ sở cho việc quản lý đất đai và hỗ trợ cho sự chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế thị trường theo định 194 Chương 3. M ộ t số lĩnh vực quản trị.. hướng xã hội chủ nghĩa, Luật Đất đai năm 1987 và 1993 đã mở đường cho việc tái phân bổ đất đai cùa hợp tác xã (hình thành từ thời bao cấp) cho các hộ gia đình, cá nhân để sử dụng lâu dài và thừa nhận các quyền sử dụng đất của họ (quyền chuyển đổi, chuyển nhuợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp...). Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã tạo điều kiện hỗ trợ cho việc công nghiệp hóa và chuyển hóa nền kinh tế sang cơ chế thị trường và đã thể hiện một cách toàn diện hơn về tất cả các khía cạnh trong quản trị đất đai, tài chính đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai. Sau 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2003 đã phát huy khá tốt vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai, song do các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển manh mẽ với sự hội nhập sâu rộng của đất nước thì Luật Đất đai năm 2003 cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế nhất định như: sự thiếu thống nhất giữa các quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác (Luật Công chứng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Nhà ở, các luật thuế liên quan tới đất đai, Luật Đăng ký bất động sản..ề); việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất do nhiều văn bản pháp lý cùng quy định; việc phân cấp thẩm quyền trong quản lý chưa đi đôi với cơ chế bảo đảm quản lý thống nhất về đất đai của trung ương... đã dẫn tới việc sử dụng đất đai ở nhiều địa phương không hiệu quả, gây lãng phí đất đai; vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai của nhà nước cũng chưa thực sự được nâng cao trong việc giải quyết về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; việc chấp hành 195 QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG. ■.________________________________________ kỷ luật, kỷ cương trong quản trị đất đai chưa nghiêm của các cấp chính quyền, làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp ngày một tăng và phức tạp, trong khi cơ chế giải quyết chưa phù hợp,... Trước tình hình đó, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và là một mốc quan trọng trong việc tiếp tục tiến trình đổi mới này. Luật Đất đai mới được ban hành với mục tiêu nhằm thúc đẩy sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai và giải quyết các vấn đề cấp thiết trong quản trị đất đai như nguy cơ tham nhũng trong quá trình cấp và đăng ký đất đai; trong việc giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai; tăng cường quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng cách gia hạn thời gian sờ hữu đất nông nghiệp tới 50 năm và tăng mức trần tích lũy đất để thúc đẩy sự đầu tư của người nông dân vào đất đai, thu hẹp phạm vi thu hồi đất bắt buộc của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội, và tăng tính minh bạch, sự tham gia của người dân, và trách nhiệm giải trình trong quản lý đất đai: từ việc quy hoạch sử dụng và định giá đất tới đền bù và hỗ trợ, và giải quyết khiếu nại. v ề chính sách phân cấp trong quản trị địa phương về đất đai: Luật Đất đai năm 2013 đã quy định mức độ phân cấp quản lý cao hơn SO với Luật Đất đai năm 2003. Việc xây dựng và giám sát thực hiện chính sách đất đai được tập trung ở cấp trung ương với sự tham gia của nhiều bộ ngành có liên quan (như Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, 196 Chương 3. M ột ...