Danh mục

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 84.96 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I – MÔI TRƯỜNG - Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không quan bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Môi trường và tài nguyên thiên nhiênI – MÔI TRƯỜNG- Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường củaloài người chính là không quan bao quanh Trái Đất,có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển củaxã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó làmôi trường xung quanh hay là môi trường địa lí.- Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàncảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sựsống và phát triển của con người (như là một sinh vậtvà như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộcsống của con người.- Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, docon người chế tạo được các công cụ lao động, nhờthế con người tác động vào tự nhiên một cách có ýthức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớnvà ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không cònnơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của conngười.- Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên vàmôi trường nhân tạo là ở chỗ: * + Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt TráiĐất không phụ thuộc vào con người. Con người tácđộng vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng cácthành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luậtriêng của nó. * + Môi trường nhân tạo là kết quả lao động củacon người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào conngười. Nếu không có bàn tay chăm sóc của conngười, thì các thành phần của môi trường nhân tạosẽ bị huỷ hoại.II - CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG. VAI TRÒCỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦAXÃ HỘI LOÀI NGƯỜI. * + Môi trường địa lí có ba chức năng chính + Là không gian sống của con người * + Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên * + Là nơi chứa đựng các chất phế thải do conngười tạo ra.- Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọngđối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai tròquyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thíchtình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, mộtdân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tựnhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàncảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sựphát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễnra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môitrường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải quathời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàngtriệu năm. Vì vậy, nó không thể quyết định sự pháttriển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển củaxã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, baogồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.- Con người có thể làm nâng cao chất lượng môitrường hay làm suy thoái chất lượng môi trường.Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triểncủa xã hội loài người.III – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN-Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tựnhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độnhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúngđược sử dụng hoặc có thể được sử dụng làmphương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.- Có nhiều cách phân loại tài nguyên: * + Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tàinguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật,tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí…) * + Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nôngnghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch… * + Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trìnhsử dụng của con người- Loài tài nguyên không khôi phục được bao gồm cácloại khoáng sản đang được khai thác để sử dụngtrong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyênkhoáng sản phải mất hàng triệu năm; vì vậy, các tàinguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Dođó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thậttiết kiệm, sử dụng tổng hợp và cần sản xuất các loạivật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổnghợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại…)- Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, cácloài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí thì độphì của đất không những được phục hồi mà đất còncó thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thểđược tái tạo và phát triển.- Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng MặtTrời, không khí, nước… Không khí và nước có lượngrất lớn đến mức con người không thể sử dụng làmcho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nướckhông phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: cónhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếunước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khívà nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm nghiêm trọnglàm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: