
Nguyễn Công Trứ - người dệt mẫu hình “tay ngất ngưởng” từ những trang đời ông Hy Văn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Công Trứ - người dệt mẫu hình “tay ngất ngưởng” từ những trang đời ông Hy VănNGUYỄN CÔNG TRỨ -NGƯỜI DỆT MẪU HÌNH “TAY NGẤT NGƯỞNG” TỪ NHỮNG TRANG ĐỜI ÔNG HY VĂN Đậu Quang Hồng Chuyên viên Ngữ văn Sở GDĐT Hà Tĩnh 1. Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tên tục là Củng, tự Tồn Chất, hiệuNgộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, người làng Uy Viễn (nay là xóm Lam Thủy,xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Công Trứ lànhân vật “công thành”, “thân thoái” khá muộn trong lịch sử danh nhân ViệtNam. Ngoài bốn mươi tuổi mới đỗ đạt và làm quan, và lần thứ hai ở tuổi“thất thập” ông xin cáo quan về hưu mới được nhà vua chấp nhận. Có thểhình dung cuộc đời của ông Hy Văn là là đầy ắp những trang đời về sự kiện:giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán, giữ các chức tri huyện Đường Hào ở HảiDương, Tư nghiệp quốc tử giám, Tham tán quân vụ, Thị lang Bộ hình, Hữutham tri bộ hình, Dinh điền sứ, Bố chánh sứ Hải Dương, Tham tri Bộ binh,Tổng Đốc Hải An, Tuần phủ tỉnh An Giang, làm lính thú ở biên thùy, làmchủ sự Bộ hình, quyền Án sát Quảng Ngãi, làm ở Phủ thừa phủ Thừa Thiênv.v.v...và đến năm 1847 ông được thăng làm Phủ Doãn. Năm 1848, ông cáoquan về hưu.Từ thủa “bạch diện thư sinh” cho đến “thượng quan”, “trí sĩ”gắn liền hàng loạt chuỗi sự kiện mang nhiều biến cố trong cuộc đời ôngHy Văn mà chính Nguyễn Công Trứ đã dệt nên mẫu hình tay ngất ngưởng. Trong sự nghiệp thơ văn của mình, Nguyễn Công Trứ dành cho mảngthơ “Tự thuật ” một vị trí quan trọng: thuật về chuyện đi thi, chuyện làmquan, chuyện thăng, giáng chức, chuyện cầm-kì-thi-tửu, chuyện “trong phậnsự ” và chuyện “ngoài vòng cương tỏa” v.v.v...Ở cương vị và hoàn cảnhnào, vẫn lừng lững một Hy Văn “tài bộ” và một “tay ngất ngưởng” NguyễnCông Trứ. 2. Trong Tiếng Việt, ngất ngưởng là từ dùng để chỉ, hiểu theo các nghĩasau : Thứ nhất, ngất ngưởng để chỉ một tư thế tồn tại ở vị trí chênh vênh trêncao, lắc lư, dễ ngã, dễ đổ. Thứ hai, nghĩa của từ ngất ngưởng còn để biểu thị một cách sống, lốisống, thái độ sống, thậm chí khinh bạc, thách thức với các chuẩn mựcthông thường. Từ ngất ngưởng nếu hiểu, dùng ở nghĩa thứ nhất thì nét nghĩa từ vựnglại nhằm khắc họa một tư thế, hoạt động còn hiểu theo nghĩa thứ hai lại làsự biểu thị một tích cách, quan niệm sống (tuy nhiên giữa tư thế, hoạt độngvà tính cách một con người nhiều khi lại đồ chiếu lên nhau, khó lòng táchbạch, cái này là sự biểu hiện cái kia và ngược lại ). Ở Hy Văn, từ ngấtngưởng với đích dùng nghĩa thứ hai. Ngất ngưởng trong quan niệm của conngười là những điều khác với lẽ đời, khác với chuẩn mực sống của thờiđại.Ông Hy Văn là người ngất ngưởng - khác đời, nhưng với Nguyễn CôngTrứ, những trang đời của Hy Văn còn khẳng định ông là một tay ngấtngưởng- hơn đời. Cái khác đời của ông được minh chứng bằng những trangđời ngất ngưởng: khi “ vinh hoa, phú quý” lúc thì “trảm giam hậu”, lúc“thăng”, lúc “giáng” cũng có khi cái “khác đời” đang chênh vênh, chực ngãthì cái “hơn đời” lại nâng đỡ Hy Văn. Ông Hy Văn hành đạo cũng giốngnhư nghệ sĩ xiếc trên sợi dây thăng bằng, có lúc lắc lư, chao đảo tưởngchừng như chực đổ trong rạp xiếc quan trường nhưng bằng tài năng củangười nghệ sĩ và lớn hơn là bản lĩnh hơn đời, Nguyễn Công Trứ luôn trụvững và để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho đời trong những khắc thời giannghiêng ngả. Chỗ đứng ấy không những không làm ông “lắc lư, dễ đổ, dễngã” mà trái lại, nó trở thành điểm tựa, điểm nhấn cho mẫu hình ông HyVăn càng thêm vững chãi và còn cao hơn chuẩn mực thông thường. Với HyVăn, “thăng” có cái vinh của “thăng”, “giáng” có cái quang của “giáng”,“hành đạo” có cái nghĩa của con người xã hội , “hành lạc” có cái lí của conngười cá nhân. Vì vậy, với ông cái gì cũng là “phận sự” : “Vũ trụ nộimạc phi phận sự” (trong trời đất, không có cái gì là không liên quan đến ta)và hành đạo hay hành lạc đều mang cốt cách của con người ngất ngưởng. 3. Một trong những lời tuyên ngôn về quan niệm và lí tưởng sống - bảntổng kết về cuộc đời của ông chính là Bài ca ngất ngưởng. Bài thơ đượcsáng tác khi ông cáo quan về quê. Cáo quan về hưu là lúc ông thoát ra“vòng cương tỏa” và dịp để ông bước vào “thế giới tự do”, khép lại chặngđường của con người phận vị để mở ra hành trình cho con người cá nhân,giã từ vị trí một “Thượng quan” để tận hưởng thời gian của một “Trí sĩ ”.Bao trùm lên bài thơ là giọng điệu khẳng định, thách thức của nhân vật trữtình trong tâm thế ngất ngưởng: ngất ngưởng trong tư thế của một thượngquan, ngất ngưởng khi làm một trí sĩ cưỡi bò vàng, ngất ngưởng lúc đếnthăm cửa phật và ngất ngưởng khi làm xong “đạo sơ - chung”. Tay ngấtngưởng ấy càng trở nên sinh động và thành thực hơn khi được cộng hưởngbởi hình thức thể loại hát nói-một điệu thức của ca trù “thể thơ của conngười cá nhân và tự do” [1], “một thể thơ thông dụng trong ca trù thể hiệnmột con người tài tử thoát khỏi vòng cương tỏa, thoát sáo, thoát tụy lục,danh lợi, nắm lấy phút vui hiện tại” [2]. Ở bài thơ này, yếu tố nhạc và thơxoắn xuýt vào nhau, chất thơ và chất văn xuôi có dịp tự tình trong nhịpphách réo rắt, cắc, tùng mà người cầm chầu là Tướng công Uy viễn. Nhưđược dịp cởi bỏ cái chật chội của khuôn phép nhà Nho hành đạo, lồ lộ hiệnra một nhà Nho tài tử dập dìu trong tiếng nhạc, cung đàn: “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên không vướng tục.”Qủa thật, “trong nghệ thuật chơi này, không có sự phân biệt quá rõ giữangười hát và người nghe, tất cả cảm thấy đều là nghệ sĩ. Tất cả cảm thấymình đang sống trong một không gian khác, tạm thời siêu thoát khỏi khônggian xã hội chật hẹp câu thúc, gò bó đầy lễ nghi phiền toái, giả tạo.”[3]. Lờituyên ngôn, bản tổng kết về cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là hành trìnhngất ngưởng từ những trang đời của Hy Văn.Với Nguyễn Công Trứ, cái gọilà chuẩn mực của cuộc sống đương thời không trùng khít với quan niệmsống và cao hơn nữa là lí tưởng của ông, nên suốt một đời Hy Văn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyễn Công Trứ Mẫu hình tay ngất ngưỡng Văn học trung đại Việt Nam Lý luận và phê bình Văn học Bài văn mẫu Ngữ Văn Bài văn mẫuTài liệu có liên quan:
-
Những hàng giậu xanh và tư tưởng mĩ học sinh thái trong thơ ca trung đại Việt Nam
8 trang 69 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
27 trang 59 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 49 0 0 -
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngất ngưởng
7 trang 44 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
64 trang 36 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo
37 trang 35 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
19 trang 35 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm
10 trang 34 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du
25 trang 34 0 0 -
Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về nhân sinh
12 trang 34 0 0 -
Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông
4 trang 33 0 0 -
Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2
99 trang 32 0 0 -
4 trang 32 0 0
-
Sự chuyển biến về đề tài trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
8 trang 31 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam: Giai đoạn cuối TK XVIII - Nửa đầu TK XIX: Phần 2 - Nguyễn Lộc
154 trang 30 0 0 -
Tập làm văn biểu cảm: Đề tài - Loài cây em yêu
3 trang 30 0 0 -
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 4
7 trang 30 0 0 -
Làm thế nào để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nghe?
3 trang 29 0 0 -
Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của thi sĩ Hồ Xuân Hương
7 trang 28 0 0 -
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du
13 trang 27 0 0