Phát triển lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 358.48 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung vào làm rõ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, phân tích những tác động của hiệp định thương mại tự do thông qua những thuận lợi và thách thức đối với ngành nông nghiệp và từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN LỢI THẾ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ThS. Phan Thị Thu Hà Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Đại học Quảng Bình TÓM TẮT Ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả chất và lượng, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, mục tiêu đặt ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cùng với dấu mốc quan trọng khi gia nhập với nhiều hiệp định kinh tế mới đã và đang được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm, đàm phán của các bên liên quan. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho việc phát triển bền vững. Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, phân tích những tác động của hiệp định thương mại tự do thông qua những thuận lợi và thách thức đối với ngành nông nghiệp và từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Từ khóa: FTA; Nông nghiệp Việt Nam; hội nhập; phát triển 1. Đặt vấn đề Thị trường thế giới có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..[3][4]. Năm 2018, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và an sinh xã hội. Theo số liệu từ tổng cục thông kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 đạt 3,76%. [8] Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như FTA Việt Nam-Nhật Bản, CPTPP, FTA Việt Nam-Hàn Quốc EVFTA…đã tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Các thỏa thuận, cam kết không còn dừng lại ở việc thuận lợi hóa thương mại và đầu tư như những hiệp định thương mại tự do truyền thống mà đã lan tỏa sang tất cả lĩnh vực khác gồm mở cửa thị trường mua sắm chính phủ, thuận lợi hóa đầu tư vào dịch vụ, tài chính, tự do hóa di chuyển nguồn vốn, nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ.. [7] Có thể nói Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền nông nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, những doanh nghiệp nông nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước. Trong khi đó, dưới những áp lực mới của hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho phát triển bền vững. Do đó, việc xác định được những cơ hội và thách thức, từ đó tìm ra những giải pháp tích cực cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại là rất quan trọng, mang tính cấp bách cần phải được thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết sẽ đề cập đến thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đóng góp của ngành nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, phân tích những tác 87 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động của các hiệp định thương mại tư do đến ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua những cơ hội và thách thức trong thời gian tới và từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới qua các năm. Các dữ liệu thu thập có liên quan tới ngành nông nghiệp Việt Nam như đóng góp của ngành Nông nghiệp vào tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng của ngành, tăng trưởng năng suất nông nghiệp, cơ cấu lao động theo ngành, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp… 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu là thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu liên quan đến ngành nông nghiệp Việt Nam. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đóng góp của ngành Nông nghiệp vào tăng trưởng Kinh tế Việt Nam Mặc dù môi trường toàn cầu trở nên thách thức hơn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững. Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì. Số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 đạt 3,76%. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. [8] Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn từ 2011 - 2018 Chỉ tiêu (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng GDP chung 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 8,07 (%) Nông nghiệp 4,00 2,72 2,67 3,49 2,41 1,36 2,9 3,76 Dịch vụ 6,99 6,42 6,56 5,96 6,33 6,98 7,44 7,03 Công nghiệp 5,53 4,52 5,43 7,14 9,64 7,57 8,0 8,85 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN LỢI THẾ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ThS. Phan Thị Thu Hà Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Đại học Quảng Bình TÓM TẮT Ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả chất và lượng, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, mục tiêu đặt ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cùng với dấu mốc quan trọng khi gia nhập với nhiều hiệp định kinh tế mới đã và đang được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm, đàm phán của các bên liên quan. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho việc phát triển bền vững. Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, phân tích những tác động của hiệp định thương mại tự do thông qua những thuận lợi và thách thức đối với ngành nông nghiệp và từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Từ khóa: FTA; Nông nghiệp Việt Nam; hội nhập; phát triển 1. Đặt vấn đề Thị trường thế giới có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..[3][4]. Năm 2018, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và an sinh xã hội. Theo số liệu từ tổng cục thông kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 đạt 3,76%. [8] Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như FTA Việt Nam-Nhật Bản, CPTPP, FTA Việt Nam-Hàn Quốc EVFTA…đã tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Các thỏa thuận, cam kết không còn dừng lại ở việc thuận lợi hóa thương mại và đầu tư như những hiệp định thương mại tự do truyền thống mà đã lan tỏa sang tất cả lĩnh vực khác gồm mở cửa thị trường mua sắm chính phủ, thuận lợi hóa đầu tư vào dịch vụ, tài chính, tự do hóa di chuyển nguồn vốn, nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ.. [7] Có thể nói Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền nông nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, những doanh nghiệp nông nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước. Trong khi đó, dưới những áp lực mới của hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho phát triển bền vững. Do đó, việc xác định được những cơ hội và thách thức, từ đó tìm ra những giải pháp tích cực cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại là rất quan trọng, mang tính cấp bách cần phải được thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết sẽ đề cập đến thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đóng góp của ngành nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, phân tích những tác 87 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động của các hiệp định thương mại tư do đến ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua những cơ hội và thách thức trong thời gian tới và từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới qua các năm. Các dữ liệu thu thập có liên quan tới ngành nông nghiệp Việt Nam như đóng góp của ngành Nông nghiệp vào tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng của ngành, tăng trưởng năng suất nông nghiệp, cơ cấu lao động theo ngành, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp… 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu là thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu liên quan đến ngành nông nghiệp Việt Nam. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đóng góp của ngành Nông nghiệp vào tăng trưởng Kinh tế Việt Nam Mặc dù môi trường toàn cầu trở nên thách thức hơn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững. Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì. Số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 đạt 3,76%. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. [8] Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn từ 2011 - 2018 Chỉ tiêu (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng GDP chung 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 8,07 (%) Nông nghiệp 4,00 2,72 2,67 3,49 2,41 1,36 2,9 3,76 Dịch vụ 6,99 6,42 6,56 5,96 6,33 6,98 7,44 7,03 Công nghiệp 5,53 4,52 5,43 7,14 9,64 7,57 8,0 8,85 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự do hóa thương mại Phát triển nông nghiệp Việt Nam Phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển kinh tế bền vững Phát triển kinh tế Việt NamTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
6 trang 225 0 0
-
6 trang 206 0 0
-
12 trang 199 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 193 0 0 -
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 188 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0