
Phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 499.91 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số là giải pháp đầu tư hữu hiệu không chỉ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế, việc làm mà còn tạo động lực cho sự phát triển của toàn xã hội. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay Đỗ Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 195 - 200 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC HIỆN NAY Đỗ Huyền Trang* Trường Đại học Tây Bắc TÓM TẮT Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số chính là động lực cho sự phát triển của các quốc gia, khi bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử với phụ nữ là vấn đề nổi cộm ở nhiều quốc gia, nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số là giải pháp đầu tư hữu hiệu không chỉ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế, việc làm mà còn tạo động lực cho sự phát triển của toàn xã hội. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực, dân tộc thiểu số, phát triển. ĐẶT VẤN ĐỀ * Nguồn nhân lực (NNL) các dân tộc thiểu số là tổng thể số lượng và chất lượng người dân tộc thiểu số (DTTS) với các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực của lao động dân tộc thiểu số trong quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội [1, tr. 11]. NNL dân tộc thiểu số được hiểu là một bộ phận của dân cư, không đồng nhất với quan niệm nguồn lực người dân tộc thiểu số hoặc toàn bộ dân cư DTTS. Đây được tính là những người dân tộc thiểu số, không phân biệt nam, nữ, trong độ tuổi lao động trực tiếp tham gia vào quá trình lao động động, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Lực lượng này không bao hàm người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia lao động. Phát triển NNL nữ các DTTS là sự gia tăng về quy mô, hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ các DTTS đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của nữ các DTTS. Nó chính là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng NNL nữ các DTTS với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như gắn với vùng dân tộc thiểu số. Các phương diện thể hiện phát triển NNL nữ * Tel: 0988985108; Email: huyentrangllct@gmail.com DTTS bao gồm: “phát triển về số lượng và chất lượng” [2, tr. 38]: Về số lượng được thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi NNL nữ DTTS. Về chất lượng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phương diện: thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức - tinh thần. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và phát triển kinh tế thị trường NNL nữ các DTTS không chỉ nhận đươc những sự tích cực, trước những thời cơ và triển vọng mà còn có cả những thách thức và nguy cơ. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích trên 5,64 triệu ha và trên 3,5 triệu dân [4, tr.21]. Tây Bắc là vùng có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn, là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, có quy mô nhân lực nhỏ, dân số chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn. Tính đến 1/7/2015, Tây Bắc hiện có nguồn nhân lực dồi dào trong đó NNL các DTTS có khoảng 3.345.377 người, trong đó nguồn nhân lực nữ các DTTS của toàn vùng khoảng 1.659.306,99 người chiếm 49,6% dân số các DTTS của toàn vùng, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động là: 957.420,134 người chiếm 57,7% trong tổng số nguồn nhân lực nữ 195 Đỗ Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ các DTTS và trên 30% lực lượng lao động toàn vùng [5;tr 97]. NNL nữ DTTS ở Tây Bắc hiện nay còn yếu, kém về chất lượng và số lượng so với lao động nam DTTS và so với lao động ở khu vực khác. Qua những nghiên cứu về NNL nữ các DTTS, một số vấn đề được đặt ra như sau: Thứ nhất: Đời sống kinh tế - xã hội thấp kém, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các nguồn lực, đòi hỏi Đảng và nhà nước cần đề ra chủ trương, chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Tây Bắc. Thứ hai: Cần nâng cao chất lượng nguồn lao động về mọi mặt trong đó đặc biệt là nâng cao trí lực, đồng thời xây dựng môi trường lao động thu hút nhân tài. Thứ ba: Để tập trung hơn nữa, nâng cao chất lượng NNL nữ các DTTS ở khu vực Tây Bắc đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn nữa trong sửa đổi, ban hành và thực thi chính sách nhằm phát triển NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc trong thời gian tới. Thứ tư: Bản thân nữ các DTTS còn có những rào cản về văn hóa truyền thống, về nhận thức vị trí vai trò của mình trong đời sống kinh tế xã hội, trong khi yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường đặt ra vấn đề họ cần phải có những đột phá, thay đổi chính bản thân GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay Nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp để giải quyết việc làm là một trong những giải pháp cần thiết hiện nay. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng trên 40% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng 196 186(10): 195 - 200 và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại, đầu tư nâng cấp hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai. Phát triển các dịch vụ nông thôn, trung tâm chuyển giao công nghệ đưa công nghệ cao vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập và chuyển hóa cơ cấu lao động nông thôn, mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống, chuyển đổi nghề cho người dân không còn đất sản xuất do quá trình đô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay Đỗ Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 195 - 200 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC HIỆN NAY Đỗ Huyền Trang* Trường Đại học Tây Bắc TÓM TẮT Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số chính là động lực cho sự phát triển của các quốc gia, khi bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử với phụ nữ là vấn đề nổi cộm ở nhiều quốc gia, nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số là giải pháp đầu tư hữu hiệu không chỉ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế, việc làm mà còn tạo động lực cho sự phát triển của toàn xã hội. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực, dân tộc thiểu số, phát triển. ĐẶT VẤN ĐỀ * Nguồn nhân lực (NNL) các dân tộc thiểu số là tổng thể số lượng và chất lượng người dân tộc thiểu số (DTTS) với các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực của lao động dân tộc thiểu số trong quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội [1, tr. 11]. NNL dân tộc thiểu số được hiểu là một bộ phận của dân cư, không đồng nhất với quan niệm nguồn lực người dân tộc thiểu số hoặc toàn bộ dân cư DTTS. Đây được tính là những người dân tộc thiểu số, không phân biệt nam, nữ, trong độ tuổi lao động trực tiếp tham gia vào quá trình lao động động, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Lực lượng này không bao hàm người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia lao động. Phát triển NNL nữ các DTTS là sự gia tăng về quy mô, hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ các DTTS đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của nữ các DTTS. Nó chính là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng NNL nữ các DTTS với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như gắn với vùng dân tộc thiểu số. Các phương diện thể hiện phát triển NNL nữ * Tel: 0988985108; Email: huyentrangllct@gmail.com DTTS bao gồm: “phát triển về số lượng và chất lượng” [2, tr. 38]: Về số lượng được thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi NNL nữ DTTS. Về chất lượng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phương diện: thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức - tinh thần. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và phát triển kinh tế thị trường NNL nữ các DTTS không chỉ nhận đươc những sự tích cực, trước những thời cơ và triển vọng mà còn có cả những thách thức và nguy cơ. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích trên 5,64 triệu ha và trên 3,5 triệu dân [4, tr.21]. Tây Bắc là vùng có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn, là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, có quy mô nhân lực nhỏ, dân số chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn. Tính đến 1/7/2015, Tây Bắc hiện có nguồn nhân lực dồi dào trong đó NNL các DTTS có khoảng 3.345.377 người, trong đó nguồn nhân lực nữ các DTTS của toàn vùng khoảng 1.659.306,99 người chiếm 49,6% dân số các DTTS của toàn vùng, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động là: 957.420,134 người chiếm 57,7% trong tổng số nguồn nhân lực nữ 195 Đỗ Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ các DTTS và trên 30% lực lượng lao động toàn vùng [5;tr 97]. NNL nữ DTTS ở Tây Bắc hiện nay còn yếu, kém về chất lượng và số lượng so với lao động nam DTTS và so với lao động ở khu vực khác. Qua những nghiên cứu về NNL nữ các DTTS, một số vấn đề được đặt ra như sau: Thứ nhất: Đời sống kinh tế - xã hội thấp kém, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các nguồn lực, đòi hỏi Đảng và nhà nước cần đề ra chủ trương, chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Tây Bắc. Thứ hai: Cần nâng cao chất lượng nguồn lao động về mọi mặt trong đó đặc biệt là nâng cao trí lực, đồng thời xây dựng môi trường lao động thu hút nhân tài. Thứ ba: Để tập trung hơn nữa, nâng cao chất lượng NNL nữ các DTTS ở khu vực Tây Bắc đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn nữa trong sửa đổi, ban hành và thực thi chính sách nhằm phát triển NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc trong thời gian tới. Thứ tư: Bản thân nữ các DTTS còn có những rào cản về văn hóa truyền thống, về nhận thức vị trí vai trò của mình trong đời sống kinh tế xã hội, trong khi yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường đặt ra vấn đề họ cần phải có những đột phá, thay đổi chính bản thân GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay Nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp để giải quyết việc làm là một trong những giải pháp cần thiết hiện nay. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng trên 40% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng 196 186(10): 195 - 200 và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại, đầu tư nâng cấp hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai. Phát triển các dịch vụ nông thôn, trung tâm chuyển giao công nghệ đưa công nghệ cao vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập và chuyển hóa cơ cấu lao động nông thôn, mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống, chuyển đổi nghề cho người dân không còn đất sản xuất do quá trình đô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số Phát triển nguồn nhân lực Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Tây BắcTài liệu có liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 411 0 0 -
22 trang 367 0 0
-
7 trang 282 0 0
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 261 5 0 -
Bài thuyết trình Tuyển mộ nguồn nhân lực - Lê Đình Luân
25 trang 229 0 0 -
4 trang 181 0 0
-
10 trang 175 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
4 trang 158 0 0 -
11 trang 143 0 0
-
4 trang 131 0 0
-
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển
8 trang 125 0 0 -
52 trang 124 0 0
-
14 trang 119 0 0
-
Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
11 trang 114 0 0 -
116 trang 113 0 0
-
6 trang 103 0 0
-
9 trang 103 1 0
-
8 trang 102 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
53 trang 97 0 0 -
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
7 trang 92 0 0