Danh mục tài liệu

Phương thức đào tạo tín chỉ ở trường đại học và các khuyến nghị cho trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 478.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn chương trình đào tạo và tổ chức ĐTTC ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà trường để ngày càng hoàn thiện hơn việc áp dụng phương thức ĐTTC của Nhà trường giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức đào tạo tín chỉ ở trường đại học và các khuyến nghị cho trường Đại học Thủ đô Hà Nội24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thị Hồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Các trường đại học Việt Nam thực hiện đào tạo tín chỉ sau nhiều nước trên thế giới với khoảng thời gian khá dài và mới thực sự bắt đầu khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Việc nghiên cứu để phương thức đào tạo này ngày càng hoàn thiện là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt là về việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn tổ chức đào tạo của các trường đại học hiện nay ở nước ta. Mặc dù đã có những nhận xét, đánh giá về phương thức tổ chức đào tạo tín chỉ ở nước ta, song các ý kiến dường như mới dừng lại theo mức độ của các chuyên gia. Tuy nhiên, áp dụng phương thức đào tạo này với những ưu điểm vượt trội so với phương thức đào tạo theo niên chế và theo các quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở mỗi trường đại học là khác nhau, điều này là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà bài viết chưa có điều kiện để đề cập đến. Bài viết chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn chương trình đào tạo và tổ chức ĐTTC ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà trường để ngày càng hoàn thiện hơn việc áp dụng phương thức ĐTTC của Nhà trường giai đoạn hiện nay. Từ khoá: Đào tạo, học phần, phương thức, tín chỉ, trường đại học. Nhận bài ngày 10.04.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 30.7.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hồng ; Email: nthong@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tín chỉ đã được sử dụng vào đào tạo bậc đại học từ lâu trên thế giới. “Tín chỉ” là kháiniệm lần đầu tiên xuất hiện và bắt đầu triển khai và áp dụng ở các trường trung học phổthông Hoa Kỳ và bắt đầu được ứng dụng ở cấp độ đại học vào năm 1872. Phương thức đàotạo theo tín chỉ ra đời ở thời điểm đó được cho là nhằm đáp ứng mong muốn của bản thânhệ thống giáo dục, cũng như các cá nhân và tổ chức bên ngoài nhà trường [1]. Tại thời điểmnày, Đại học Harvard quyết định thay thế chương trình đào tạo (CTĐT) cứng nhắc bằngmột chương trình mềm dẻo được cấu thành với các mô đun mà sinh viên (SV) có thể lựachọn một cách rộng rãi. Mỗi mô đun là một phần khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn,gồm ít nhất 3 tín chỉ trở lên. Trong đó, tín chỉ mang nghĩa là sau một khóa học, hay một quátrình học tập, người học đạt được một trình độ, năng lực đáng để tin cậy. Theo quan niệmcủa Mỹ và một số nước, tín chỉ là khối lượng học tập gồm 15 – 18 tiết học lý thuyết (mỗitiết 50 phút) hoặc bằng 45 - 54 tiết thực tập thí nghiệm đi thực địa, vẽ, nhạc, thực hànhnghệ thuật, thể dục,... và để chuẩn bị cho một tiết lên lớp, sinh viên phải bỏ ra ít nhất 2 giờlàm việc ở ngoài lớp. Sau đó, ĐTTC nhanh chóng được các trường đại học của nhiều quốcgia, gồm cả nước phát triển và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đạt được bằng cử nhân (Bachelor), SV thường phải tích lũy đủ 120 – 130 tín chỉ(Mỹ), 120 – 135 tín chỉ (Nhật Bản), 120 – 150 tín chỉ (Thái Lan), 120 – 150 tín chỉ (ViệtNam). Để đạt bằng thạc sĩ (Master), SV phải tích lũy 30 – 36 tín chỉ (Mỹ), 30 tín chỉ (NhậtBản), 36 tín chỉ (Thái Lan),...[2]. Đối với các nước thực hiện giáo dục khai phóng (Mỹ, các nước châu Âu,...), vào đầumỗi học kì, SV được đăng kí các môn học thích hợp với năng lực, hoàn cảnh của họ và phùTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 86/THÁNG 7 (2024) 25hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn học rộng rãi, SV cóthể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. SV không chỉ giới hạn học các mônchuyên môn học khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành Khoa học tự nhiên và kĩ thuật vẫncần phải học một số môn Khoa học xã hội, Nhân văn và ngược lại. Về kết quả học tập, ĐTTC dùng phương pháp đánh giá thường xuyên và dựa vào sựđánh giá đó đối với các môn học để cấp bằng cử nhân. Đối vối các CTĐT sau đại học (caohọc và tiến sĩ), ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kì thi tổng hợp và cácluận văn và luận án. Như vậy, ĐTTC là phương thức đào tạo tiên tiến, cho phép người dạy và người họcchủ động hơn và việc đánh giá kết quả được sát thực tế, hạn chế tình trạng dạy và học theolối kinh viện. Phương thức đào tạo này lấy người học làm trung tâm, nên tạo điều kiện chongười học phát huy nhiều nhất các kĩ năng tự chủ và tính năng động, sáng tạo trong quátrình học tập. Đầu thế kỉ XX, ĐTTC được áo dụng rộng rãi trong hầu hết các trường đại họcở Mỹ. Tiếp theo đó, nhiều nước lần lượt áp dụng ĐTTC trong hệ thống các trường đại học.2. NỘI DUNG2.1. Các khái niệm cơ bản2.1.1. Đào tạo Đào tạo là một khái niệm cơ bản trong nguồn phát triển nguồn nhân lực, liên quan đếnviệc phát triển một kỹ năng, năng lực từ cơ bản cho đến một tiêu chuẩn nhất định bằng cáchhướng dẫn và thực thi trên thực tế. Đào tạo là khái niệm cốt lõi và là một trong những hoạtđộng cơ bản của quản lý trong một trường đại học. Theo tác giả Nguyễn Lộc [3], đào tạo làmột chuỗi các hoạt động đưa ra cơ hội để học hỏi và hoàn thiện các kĩ năng liên quan đếncông việc. Khái niệm đào tạo thường áp dụng cho việc đào tạo ban đầu kiến thức, kỹ năng,thái độ nghề nghiệp đối với người học. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, đào tạo là một phương thức giáo dục dành chongười học đã tốt nghiệp trung học phổ thông ở trường đại học nhằm giúp họ có được kiếnthức và trình độ chuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đáp ứng yêu cầu của vịtrí công việc việc sau khi tốt nghiệp.2.1.2. Tín chỉ Hiện nay, có khoảng h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: