Danh mục tài liệu

Sử dụng công nghệ trong lớp học mầm non: Quan điểm của giáo viên ở khu vực miền Trung và Tây nguyên Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sử dụng công nghệ trong lớp học mầm non: Quan điểm của giáo viên ở khu vực miền Trung và Tây nguyên Việt Nam trình bày kết quả nghiên cứu quan điểm của 820 giáo viên mầm non tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông về ứng dụng công nghệ trong lớp học mầm non. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên đồng tình cao với các phát biểu liên quan đến lợi ích, sự phù hợp của việc ứng dụng công nghệ trong lớp học mầm non và các định hướng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ trong lớp học mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng công nghệ trong lớp học mầm non: Quan điểm của giáo viên ở khu vực miền Trung và Tây nguyên Việt NamHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0094Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 72-80This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG LỚP HỌC MẦM NON: QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM Trần Viết Nhi, Trương Thị Thanh Hoài, Hoàng Anh Dũng, Đoàn Văn Cảnh và Hoàng Thị Diễm Phương* Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quan điểm của 820 giáo viên mầm non tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông về ứng dụng công nghệ trong lớp học mầm non. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên đồng tình cao với các phát biểu liên quan đến lợi ích, sự phù hợp của việc ứng dụng công nghệ trong lớp học mầm non và các định hướng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ trong lớp học mầm non. Nghiên cứu còn tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về quan điểm của giáo viên theo trình độ chuyên môn ở hầu hết các ý kiến. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lí giáo dục mầm non, các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trong việc triển khai, quản lí, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng công nghệ trong giáo dục mầm non. Từ khóa: công nghệ thông tin, giáo viên, mầm non, miền Trung, quan điểm, Tây Nguyên.1. Mở đầu Trẻ em đang lớn lên trong một thế giới kĩ thuật số thay đổi liên tục và phát triển nhanhchóng [1-2]. Công nghệ và phương tiện truyền thông tương tác đã hiện diện trong cuộc sống củatrẻ em và đang ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trẻ. Tiến bộ công nghệ mang lại những cơhội thú vị nhưng cũng đặt ra những câu hỏi về việc sử dụng chúng phù hợp với sự phát triển củatrẻ em. Trước đây, một số người coi công nghệ là mối đe dọa đối với quá trình học tập và pháttriển của trẻ em [3-4]. Tuy nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu đã đón nhận và thúc đẩy việc ứngdụng công nghệ (UDCN) trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non nhằm hỗ trợtrẻ khám phá và học tập [5]. Jack, C., & Higgins, S. (2019) [6] kết luận rằng, công nghệ đã vàđang được sử dụng một cách phù hợp hơn về mặt sư phạm so với trước đây và được sử dụngngày càng nhiều trong giáo dục mầm non (GDMN). Trên bình diện nghiên cứu, các chủ đề về “nhận thức, niềm tin, thực hành công nghệ củagiáo viên và phụ huynh ở trường mầm non” [7], [8], [2], “cách tích hợp công nghệ trong lớp họcmầm non (LHMN)” [9], [10], “tác động của việc UDCN đối với trẻ mẫu giáo” [11], [12] đượcđặc biệt quan tâm. Một số nghiên cứu khẳng định rằng: UDCN trong GDMN hướng đến việc tổchức các mục tiêu của chương trình giảng dạy và công nghệ thành một tổng thể phức hợp và hàihòa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. Quan điểm và niềm tin của giáo viên đóng một vai tròquan trọng trong việc đạt được mục tiêu này [13]. Nhiều giáo viên tin rằng, mặc dù các giảipháp kĩ thuật số có thể không mang lại lợi ích cho việc học của trẻ, nhưng điều quan trọng là trẻphải học các kĩ năng kĩ thuật số cho tương lai trong học tập và cuộc sống làm việc của họ [14].Ngày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022.Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Diễm Phương. Địa chỉ e-mail: hoangthidiemphuong@dhsphue.edu.vn72 Sử dụng công nghệ trong lớp học mầm non: quan điểm của giáo viên ở khu vực…Do đó, các quyết định và thực hành của giáo viên bị ảnh hưởng bởi quan điểm và sự thừa nhậncủa họ đối với lợi ích của công nghệ đối với sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu có liên quangần đây cho thấy phần lớn GVMN có quan điểm đồng thuận với việc UDCN trong LHMN. Ở Việt Nam, từ khi vấn đề UDCN trong GDMN được khởi xướng từ năm 2000 thông quadự án IBM Kidsmart cho đến nay, việc UDCN trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đãđược quan tâm triển khai sâu rộng và đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nghiên cứu về sử dụngCNTT trong GDMN ở Việt Nam còn rất ít. Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểuthực trạng sử dụng CNTT trong trường mầm non [15] [16] và đề xuất các biện pháp sử dụngCNTT trong LHMN [17]. Hầu như chưa có công bố nào cung cấp dữ liệu khảo sát về quan điểmcủa giáo viên đối với việc UDCN trong LHMN, đặc biệt là nghiên cứu trên mẫu khách thể đủ lớn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích trả lời các câu hỏi: (1) Mức độ tự tin củaGVMN về năng lực UDCN trong LHMN của bản thân?; (2) Mức độ đồng thuận/ phản đối củagiáo viên đối với các phát biểu về lợi ích, sự phù hợp và định hướng UDCN trong LHMN? Kếtquả nghiên cứu sẽ cung cấp những dữ liệu quan trọng nhằm định hướng cho việc đẩy mạnh vànâng cao hiệu quả UDCN trong GDMN.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu2.1.1. Khách thể n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: