
Tác động của đầu tư công, đầu tư tư nhân tới tăng trưởng kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của đầu tư công, đầu tư tư nhân tới tăng trưởng kinh tế vùng Bắc Trung Bộ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG, ĐẦU TƯ TƯ NHÂN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ Trần Thị Hồng Lam Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Email: tthlam@vinhuni.edu.vnMã bài: JED-1805Ngày nhận bài: 14/08/2024Ngày nhận bài sửa: 01/09/2024Ngày duyệt đăng: 22/10/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1805 Tóm tắt Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, Vùng Bắc Trung Bộ đang nỗ lực tối ưu hóa các nguồn lực đầu tư nhằm mục tiêu phát triển bền vững và đồng đều. Nghiên cứu này làm rõ tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân tới tăng trưởng kinh tế của Vùng Bắc trung Bộ. Bài viết sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau như OLS, FEM, 3SLS và ARDL với số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê của các tỉnh Vùng BTB trong giai đoạn 2010- 2023. Kết quả cho thấy đầu tư công và đầu tư tư nhân đều có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, các yếu tố như lao động và vốn con người cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Vùng Bắc Trung Bộ. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững tại Vùng Bắc Trung Bộ. Từ khóa: ARDL, Đầu tư công, Đầu tư tư nhân, FEM, 3SLS. Mã JEL: O13, O53, C21, Q33 The impact of public and private investment on the economic growth of the North Central Region Abstract In the context of the Fourth Industrial Revolution and increasing international investor interest, the North Central Region is striving to optimize investment resources to achieve sustainable and balanced development. This study clarifies the impact of public and private investment on the economic growth of the North Central Region. The article employs various estimation methods, such as OLS, FEM, 3SLS, and ARDL, using secondary data from the statistical yearbooks of the provinces in the North Central Region for the period 2010-2023. The results indicate that both public investment and private investment have positive effects on economic growth in both the long and short term. Additionally, factors such as labor and human capital significantly influence the economic growth of the North Central Region. Based on the results of the analysis, the author proposes several important policy implications for promoting sustainable economic development in the North Central Region. Keyword: ARDL, FEM, Government’s Invest, Private investment, 3SLS. Mã JEL: O13, O53, C21, Q33Số 329 tháng 11/2024 74 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự chuyển đổi số toàn cầu, Vùng Bắc Trung Bộ (BTB)của Việt Nam đang tích cực tìm cách tối ưu hóa các nguồn lực đầu tư nhằm đạt được phát triển bền vững vàcân bằng. Trong giai đoạn 2010-2023, kinh tế của các tỉnh vùng BTB có sự tăng trưởng liên tục với quy môtăng gấp khoảng 5,33 lần (theo giá hiện hành) từ 151.495 tỷ VND năm 2010 lên 837.826 tỷ VND vào năm2023. Để đạt kết quả tăng trưởng như vậy, vai trò của đầu tư công (ĐTC) và đầu tư tư nhân (ĐTTN) là rấtđáng kể. Năm 2010, tổng đầu tư thực hiện là 60.978,6 tỷ VND trong đó ĐTC chiếm hơn 40% và ĐTTN làgần 60%. Năm 2023, tổng đầu tư đã tăng lên 120.900 tỷ VND, với tỷ lệ ĐTC chỉ còn 23% và đầu tư tư nhântăng lên 77%. Xu hướng cho thấy nguồn ĐTC đang ngày càng bị giới hạn bởi ngân sách nhà nước, trong khiĐTTN có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn. Bài viết sẽ làm rõ vai trò ĐTC và ĐTTN trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng BTB, đồng thời đềxuất chính sách nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư. Cấu trúc bài viết bao gồm: (1) Cơ sở lý thuyết và tổng quannghiên cứu về ĐTC và ĐTTN và tăng trưởng kinh tế, giúp định hình khung lý thuyết cho nghiên cứu; (2) Môhình và phương pháp nghiên cứu, giới thiệu phương pháp ước lượng OLS, FEM, 3SLS, ARDL và dữ liệu sửdụng trong giai đoạn 2010-2023; (3) Kết quả và thảo luận, phân tích tác động của ĐTC và ĐTTN đến tăngtrưởng kinh tế vùng BTB, đồng thời xem xét yếu tố bổ sung như lao động và vốn con người; (4) Kết luận vàhàm ý chính sách, đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia nói chung và vùng kinh tế nói riêng.Để nghiên cứu tác động của ĐTC và ĐTTN tới tăng trưởng kinh tế, các lý thuyết về mô hình tăng trưởngnhư cổ điển, tân cổ điển và tăng trưởng nội sinh, đóng vai trò nền tảng. Các lý thuyết đã chỉ ra cách thức màđầu tư có thể tạo ra tăng trưởng: Các nhà kinh tế học cổ điển đều thống nhất rằng nhân tố như lao động, đất đai và vốn là các yếu tố chínhảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Domar (1946) nhấn mạnh vai trò của đầu tư trong việc duy trì tăngtrưởng kinh tế. Ông cho rằng mức đầu tư cao sẽ dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế cao nếu tỷ lệ tiết kiệm đượcduy trì. Đầu tư công có thể cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết, trong khi đầu tư tư nhân sản xuất hàng hóa vàdịch vụ, cả hai đều quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, xây dựng dựa trên các nguyên tắc của kinh tế học cổ điển, lý giải tăngtrưởng kinh tế dài hạn thông qua các yếu tố cơ bản như tích lũy vốn và lao động, gia tăng dân số và nâng caonăng suất. Theo Cobb & Douglas (1928) mô tả mối quan h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đầu tư công Đầu tư tư nhân Tăng trưởng kinh tế Kinh tế của Vùng Bắc trung Bộ Phát triển kinh tế bền vững Cách mạng Công nghiệp 4.0Tài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 802 4 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
8 trang 354 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 345 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 297 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 258 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
6 trang 225 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 224 2 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 197 0 0 -
13 trang 196 0 0
-
12 trang 195 0 0
-
3 trang 188 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 187 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0