Danh mục tài liệu

Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực Châu Á

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng việc sử dụng mô hình DOLS, nghiên cứu thực hiện nhằm xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế. Đồng thời, tìm kiếm các bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào sự cân đối giữa tốc độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực Châu Á Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực châu Á Hoàng Thị Phương Anh & Đinh Tấn Danh Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Nhận bài: 08/07/2015 - Duyệt đăng: 20/11/2015 B ằng việc sử dụng mô hình DOLS, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế. Đồng thời, tác giả còn muốn tìm kiếm các bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào sự cân đối giữa tốc độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Sử dụng dữ liệu của 29 quốc gia trong khu vực châu Á từ năm 1996-2013, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy phát triển tài chính có tác động tích cực lên phát triển kinh tế và mối quan hệ này thì mạnh mẽ hơn tại các quốc gia có thu nhập cao. Ngoài ra, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế sẽ yếu đi nếu như mất cân đối giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Thậm chí phát triển tài chính có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế nếu tốc độ phát triển lĩnh vực tài chính nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: DOLS, phát triển tài chính, phát triển kinh tế. 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của các dịch vụ và công cụ của hệ thống tài chính đối với phát triển kinh tế đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Schumpeter (1911). Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học lại lập luận tài chính thì không quan trọng đối với phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, hệ thống tài chính phản ánh những nhu cầu gia tăng từ khu vực kinh tế và không có chiều ngược lại (Robinson, 1952), hoặc là không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế (Lucas, 1988). Ngoài ra, theo nghiên cứu của Lorenzo Ductor và Daryna Grechyna (2015) cho rằng phát triển tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng đại diện cho phát triển tài chính tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đối với phát triển kinh tế có nhiều kết quả trái ngược nhau. Đầu tiên, là nghiên cứu của Andersen và Tarp (2003), họ dựa trên lý thuyết truyền thống và sử dụng mô hình tăng trưởng tài chính nội sinh (FEG) để đưa đến kết luận không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa tài chính và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu của Ali và cộng sự (2007) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ từ quý 1/1986quý 4/2006. Kết quả phân tích đồng liên kết của bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy không có mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy phát triển tài chính có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Cuộc tranh luận về mối quan Số 26 (36) - Tháng 01 - 02/2016 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 21 Nghiên Cứu & Trao Đổi hệ giữa phát triển tài chính đối với phát triển kinh tế có thể bắt đầu với bài nghiên cứu của Patrick (1966). Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và phát triển kinh tế ở các quốc gia kém phát triển, kết quả thực nghiệm cho thấy tài chính dẫn đến phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu bằng cách hình thành và gia tăng cả về số lượng và sự đa dạng của các tổ chức tài chính, từ đó dẫn đến sự phát triển kinh tế. Trong khi đó, phát triển kinh tế dẫn đến phát triển tài chính trong giai đoạn sau thông qua sự gia tăng nhu cầu bổ sung các dịch vụ và công cụ tài chính, đem lại động lực cho sự phát triển của hệ thống tài chính. Tiếp theo, là bằng chứng từ nghiên cứu của Hicks (1969), tác giả tin rằng nếu chỉ có phát triển kỹ thuật công nghệ thì không thể kéo theo phát triển kinh tế bền vững đối với nước Anh trong giai đoạn thế kỷ 20, mà bên cạnh đó, vai trò của phát triển tài chính là cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kul và Mosahid (1999) bằng cách sử dụng mô hình VAR đối với mẫu dữ liệu gồm 10 quốc gia đã cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu thực nghiệm này đặt ra một câu hỏi quan trọng liên quan đến chính sách đó là dưới những điều kiện nào thì phát triển tài chính sẽ có lợi (làm hại) đến sự phát triển kinh tế? Vì vậy, mục đích của tác giả là nhằm đánh giá tác động của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế cho một mẫu gồm 29 quốc gia trong khu vực châu Á. Đồng thời các quốc gia sẽ được phân thành hai nhóm chính: Các quốc gia có thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập thấp nhằm xem xét xem trình độ phát 22 triển của quốc gia (đại diện bởi thu nhập) sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế như thế nào? 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Khi nói về tầm quan trọng của tài chính đối với phát triển kinh tế, King và Levine (1993) sử dụng dữ liệu IMF và nhiều chỉ số tài chính khác để kết luận tồn tại mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu của họ tập trung xác định mối quan hệ thực nghiệm giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy mức độ phát triển bài chính có mối tương quan mạnh mẽ với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tích lũy nguồn vốn, và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn. Bên cạnh đó, khu vực tài chính có thể giải thích đáng kể giá trị của những yếu tố kinh tế. Điều này được giải thích phát triển tài chính có thể gia tăng tăng trưởng kinh tế bằng việc gia tăng tỷ lệ tích lũy nguồn vốn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả của những công ty sử dụng nguồn vốn này. Kết quả này dẫn đến sự tin tưởng hơn vào kết quả nghiên cứu trước đây của Schumpeter. Aghion, Howitt, và MayerFoulkes (2005) nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển tài chính thông qua việc cắt giảm chi phí và thúc đẩy phát triển. Họ đã phát triển và kiểm định lại mô hình Schumpeter v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: