
TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 4)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 4) TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 4) III. HỆ THỐNG MẠCH NHÂM, MẠCH ÂM KIỂU Mạch Nhâm và mạch âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8mạch khác kinh. Một cách tổng quát, mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điềuhòa phần trước của cơ thể; mạch âm kiểu điều hòa phần trước của bụng. Như thếmạch Nhâm và mạch âm kiểu có cùng một số tính chất chung: - Điều hòa khí âm ở phần trước cơ thể. - Có những huyệt hội chung với nhau (tình minh và trung cực). A. MẠCH NHÂM 1. Lộ trình đường kinh: - Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng hội âm tại huyệt hội âm, chạyvòng ngược lên xương vệ, qua huyệt quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lênmặt đến hàm dưới tại huyệt thừa tương. - Từ huyệt thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc vớimạch Đốc tại huyệt ngân giao. Cũng từ huyệt thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên2 bên đến huyệt thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt. 2. Những mối liên hệ của mạch Nhâm: - Mạch Nhâm có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âmcủa cơ thể (vùng bụng ngực). - Mạch Nhâm là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân: + Trung quản là huyệt hội của khí thái âm. + Huyệt ngọc đường là huyệt hội của khí quyết âm. + Huyệt liêm tuyền là huyệt hội của khí thiếu âm. 3. Triệu chứng khi mạch Nhâm rối loạn: Khi mạch Nhâm rối loạn, chủ yếu xuất hiện những triệu chứng sau: - Đau tức vùng bụng dưới. - Hơi dồn từ dưới lên. Thiên 41 sách Tố vấn: “Bệnh ở mạch Nhâm làm đau thắt lưng, đau trước ...vùng thấp kèm xuất hạn mồ hôi; mồ hôi xuất ra, người bệnh khát nhiều...”. - Những biểu hiện bệnh lý: + Ở nam: co rút bìu, đau tinh hoàn, tinh hoàn ứ nước. + Ở nữ: khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn. 4. Huyệt khai (giao hội huyệt của mạch Nhâm) và cách sử dụng: Huyệt liệt khuyết là huyệt khai của mạch Nhâm, nằm ở bờ ngoài cẳng tay,trên nếp cổ tay 1,5 thốn. Huyệt liệt khuyết có quan hệ với huyệt chiếu hải củamạch âm kiểu (mối quan hệ chủ - khách). Theo sách Châm cứu đại thành, huyệt liệt khuyết được chỉ định trongnhững trường hợp: trĩ, sa trực tràng, khạc đờm có máu, tiểu khó, tiểu máu, đauvùng tim, đau bụng. Ở phụ nữ dùng chữa chứng rối loạn tinh thần sau khi sinhkèm đau khớp, đau lưng, lạnh quanh rốn, thai chết trong bụng, đau thắt lưng. Phương pháp sử dụng: - Huyệt đầu tiên châm là: huyệt liệt khuyết. - Kế tiếp là những huyệt điều trị. - Cuối cùng là huyệt chiếu hải. B. MẠCH ÂM KIỂU 1. Lộ trình đường kinh: - Mạch âm kiểu xuất phát từ kinh chính Thận (từ huyệt nhiên cốc), chạyđến huyệt chiếu hải (nằm ngay dưới mắt cá trong) rồi đến huyệt giao tín; chạy lêntheo mặt trong cẳng chân và đùi, đi vào trong bụng dưới; chạy theo mặt trongthành bụng lên ngực và xuất hiện ở hố thượng đòn tại huyệt khuyết bồn, chạy tiếpđến huyệt nhân nghinh; chạy tiếp lên mặt, đi sâu vào xương hàm trên và đến tậncùng ở khóe mắt trong để nối với túc thái dương Bàng quang kinh tại huyệt tìnhminh (huyệt giao hội của các kinh thái dương, dương minh và mạch âm kiểu). 2. Những mối liên hệ của mạch âm kiểu: Mạch âm kiểu có những liên hệ với: - Kinh chính Thận qua việc xuất phát từ huyệt nhiên cốc của kinh Thận vàthông qua những huyệt chiếu hải, giao tín. - Kinh chính của Vị thông qua những huyệt khuyết bồn và nhân nghinh. - Mạch Nhâm trong mối quan hệ chủ - khách và thông qua huyệt trung cực.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tám mạch khác kinh Kỳ kinh bát mạch châm cứu học y học cổ truyền đông y trị bệnh bài giảng châm cứuTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
13 trang 130 1 0
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
Một số thuật ngữ y học dân tộc thường dùng
6 trang 120 0 0 -
11 trang 94 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 84 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0