
Thiết Chẩn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết Chẩn Thiết Chẩn Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằmtập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được toàn diện.Gồm có 2 phần : sờ nắn (Án chẩn) và xem mạch (Mạch chẩn). I.- SỜ NẮN (Án chẩn, Xúc chẩn) Sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, taychân và bụng. 1.- Xem da thịt Hàn nhiệt. + Sờ vào nóng ngay, càng lâu càng nóng là thực chứng, biểu nhiệt. + Sờ vào nóng, ấn sâu vào mát : trong hư ngoài thực. + Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt, do hưnhiệt. + Da khô táo : Tân dịch giảm, ứ huyết. + Phù : ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khíthũng. - Da thuộc phế (phế chủ bì mao) do đó nếu lỗ chân lông thưa, hở dễ bịngoại cảm. - Mô, cơ nhục, thuộc tỳ (tỳ chủ cơ nhục). + Da thịt săn chắc, vừa phải là khí huyết sung mãn. + Da thịt nhão là là tỳ vị hư hàn. + Da thịt quá dầy là hay bị chứng thấp (do tỳ vị tích nhiệt : Thấp nhiệt). - Gân cơ do can đởm phụ trách (can chủ cân), gân cơ cứng, căng chắc nhưdây đàn do tà khí xâm nhập vào huyết mạch gây ứ huyết. - Thận chủ xương, xem độ cứng mềm của xương để biết chức năng củathận. - Ấn tìm cảm giác đau : + Ấn mạnh vào đau tăng là thực chứng. + Ấn mạnh vào đau giảm là hư chứng. - Đau chói là thực chứng hoặc ứ huyết. - Đau ê ẩm do hư chứng hoặc hư hàn. 2.- Sờ tay chân : - Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư. - Tay chân nóng là nhiệt thịnh. - Nóng ở mu bàn tay là Biểu nhiệt, ngoại cảm. Nóng trong lòng bàn tay lànội thương. 3.- Xem bụng (Phúc Chẩn) Tùy vị trí liên hệ với tạng phủ để dễ chẩn đoán. Bụng là 1 phần cơ thể chứa đựng nhiều cơ quan phức tạp. Muốn chẩn đoán,cần biết qua vị trí các cơ quan trong bụng : - Phần trên bụng, phía tay phải có gan, ống dẫn mật, túi mật. - Phần trên bụng, phía tay trái có lách, bao tử, tụy tạng, kết tràng ngang. - Phần dưới bụng, phía tay trái là ruột già, trực tràng. - Phần bụng dưới của phụ nữ là tử cung, buồng trứng, dây chằng, bộ phậnsinh dục. - Phần dưới bụng : bọng đái, thận. - Khi chẩn đoán cần lưu ý : - Thích án (xoa bóp) thuộc hư, không thích xoa bóp (cự án) thuộc thực. - Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết. - Lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở 1 nơi nhất địnhthường do khí trệ. - Trong việc châm cứu, việc thăm khám bằng cách sờ nắn rất quan trọngđặc biệt trong việc tìm các A thị huyệt hoặc các huyệt chẩn đoán để từ đó chẩnđoán được các đường kinh bệnh và chọn huyệt châm cứu có kết quả.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học cổ truyền y học dân tộc kiến thức về y học cổ truyền Thiết Chẩn cắt mổ xẻ để phân tíchTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 84 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0 -
102 trang 64 0 0
-
108 trang 63 0 0