
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnhThực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnhTrong mấy năm gần đây có rất nhiều tài liệu phát tán trên mạng hoặc chuyền tay phổbiến phương pháp “nuốt sống 49 hạt đậu đen mỗi sáng” chữa được nhiều loại bệnhtừ táo bón, ung nhọt, đau lưng, mắt mờ, tai điếc đến tim mạch, tiểu đường. Hư thựcra sao trong việc nầy? The image part with relationship ID rId6 was not found in the file.Đậu đen có tên khoa học Vigna cylindrica, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Trong số cácloại đậu làm thực phẩm thông dụng cho con người, đậu đen được các nhà dinh dưỡng đặcbiệt quan tâm. Tuy hàm lượng đạm thấp hơn đậu nành nhưng đậu đen lại có một tỷ lệcân đối nhiều loại acid amin thiết yếu. Đậu đen còn dồi dào hơn về một số khoáng chấtnhư calcium, sắt, mangnesium, manganese, đặc biệt là hàm lượng cao chất molypdenumvà những sắc tố chống oxy hoá anthocyanins. Theo Đông y, đậu đen có vị hơi ngọt, tínhhơi hàn, có tác dụng lợi thủy, giải độc, dưỡng âm bổ thận, khu phong hoạt huyết. Trênthực tế, đậu đen là nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm và nhiều vi chất quan trọng có giátrị bổ dưỡng rất cao có thể giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, không cầnvà không nên nuốt sống hạt đậu đen.Đậu đen bổ Thận, dưỡng não.Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫnthuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc,thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng”đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền,đậu đen có tác dụng bổ Thận. Thực ra, điều nầy không phải là không có căn cứ. Trướchết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh. Bảng phân táchthành phầni[i] của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cảarginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAsii[ii], leucin, valin vàisoleucin. Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine v à 1,11g isoleucine.BCAAS là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acidamin đặc biệt quan trọng trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu. BCAAs đôi khi cònđược gọi là những stress amino acids, loại đạm thường dùng để phục hồi hoặc sửa chữanhững tổn thương từ những stress thể lực của những vận động viên và một số trường hợpbị thương tích nặng hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt là cải thiện khả năng nhận thức ghi nhớsau những tổn thương ở não do bệnh tật hay do thương tíchiii[iii]. Ngoài ra, khoa họccòn cho biết một số trường hợp thiếu chất khoáng molypdenumiv[iv], loại khoáng chấtvi lượng có nhiều trong đậu đen, có thể dẫn đến bất lực ở nam giới. Phải chăng một sốnhận định thoạt nghe có vẻ như hàm hồ của nền y học cổ đã dần dần được khoa họcchứng minh?Phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường, làm chậm lão hoá.Chế độ ăn nhiều đậu đen là 1 biện pháp tự nhiên giúp phòng chống các loại bệnh thuộchội chứng chuyển hoá như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường. Ngoài hợp chấtpolyphenols như các loại hạt khác, đậu đen còn có những sắc tố anthocyanins. Do đó,lượng chất chống oxy hoá trong đậu đen cao hơn nhiều so với các loại đậu khác và gấp10 lần so với quả cam.Giống như các loại hạt thô khác, đậu đen có hàm lượng chất xơ cao. Một chén đậu đenđủ cung cấp hơn phân nửa nhu cầu chất xơ của 1 người trong 1 ngày. Chất xơ có khảnăng làm chậm và giảm sự hấp thu mỡ qua màng ruột đồng thời kết dính một phầnmuối mật để đào thải ra ngoài qua đó đã góp phần làm hạ độ cholesterol trong máu. Tácdụng tổng hợp của những hợp chất chống oxy hoá và chất xơ có khả năng làm giảm cácloại mỡ xấu LDL và triglycerides. Những chất chống oxy hóa trong đậu đen còn có tácdụng kháng viêm và ngăn chận sự oxy hóa LDL, loại chất béo có tính ổn định thấp dễ bịoxy hóa và bám vào thành mạch để tạo nên các mãng xơ vữa. Đậu đen còn có cả một sốkhoáng chất khác như Ca., Mg. cùng có tác động ổn định hoạt động tim mạch.Với tỷ lệ 24,2% chất đạm và 53,3% chất bột đường và nhiều chất xơ, đậu đen là loại thựcphẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đậu đen giúp ngăn chận hiện tượngtăng vọt đường huyết sau bửa ăn và tiến đến ổn định đường huyết. Tác dụng giảm độ mỡvà kháng viêm của những hoạt chất khác trong đậu đen cũng góp phần quan trọng trongđiều trị đái tháo đường hoặc làm giảm những hệ quả xấu do căn bệnh nầy gây ra.Như vậy, từ ý nghĩa phòng chống các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, đậu đen làm giảmnguy cơ tử vong sớm. Hàm lượng cao chất chống oxy hoá trong loại hạt nầy cũng giúptrung hoà những gốc tự do chống thoái hoá tế bào và hư hại DNA cũng là 1 cơ chế làmchậm lão hoá.Nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ.Bên cạnh hàm lượng đạm tốt và dễ tiêu hoá, đậu đen còn có thành phần của sắt và folate,2 loại vi chất cần thiết cho phụ nữ. Sắt là loại khoáng chất cần cho sự tạo máu. Folatetức sinh tố B6 rất cần thiết cho những phụ nữ đang có thai. Thiếu folate có thể dẫn đến sựphát triển bất bình thường của thai nhi. Tập hợp nhóm sinh tố B và những khoáng chấtCa., Mg. trong hạt đậu thô còn được xem là những vi chất chống stress giúp làm nhẹnhững cơn bốc hoả ở những phụ nữ tuổi mãn kinh.Đậu đen và tác dụng giải độc.Sulfites là loại hoá chất bảo quản thường được dùng trong một số loại thực phẩm côngnghiệp. Một số người nhạy cảm với sulfites có thể bị tăng nhịp tim, nhức đầu, giảm sựtập trung. Molypdenum trong đậu đen là thành phần của những enzym oxidase có tácdụng khử độc sulfites. Một chén đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chấtmolypdenum cần thiết cho cơ thể trong ngày. Ngoài ra, thành phần chất xơ cao trong đậu đen, nhất là chất xơ hoà tan trong nước, cóvai trò rất quan trọng trong việc làm tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, chống táo bón,kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài giúp giảm nguy cơ một số rối loạn ở ruột già kểcả một số loại ung thư.Nên dùng đậu đen như thế nào? Đậu đen khô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
17)y học dân tộc y học cổ truyền thảo dược trị bệnh kiến thức sức khoẻ mẹo vặt chữa bệnhTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 309 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 191 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
120 trang 177 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 159 5 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 129 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 93 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 87 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 86 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 81 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 67 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
102 trang 63 0 0
-
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 63 0 0