Danh mục

Thực trạng mức độ nhận thức các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm giá trị nghề nghiệp, phân loại giá trị nghề nghiệp cũng như các biểu hiện về mặt nhận thức của nữ học sinh về các giá trị nghề nghiệp. Dựa trên các biểu hiện cụ thể, nghiên cứu tiến hành khảo sát trên đối tượng nữ học sinh THPT nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức về các giá trị nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng mức độ nhận thức các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(17), 42-47 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CÁC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Ngô Thanh Thủy Email: thuyngothanh@vnies.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 10/5/2024 In recent years, psychologists have been interested in teenagers’ perception Accepted: 11/7/2024 of work values as they begin to form a complete perception of the values of Published: 05/9/2024 work. The study enriches the theoretical and practical basis of research on female school students’ career values. The research results on the current Keywords situation show that the surveyed female high school students had a clear Career values, female perception of work values and aimed towards some professional values students, perception of work including labor value, social value, economic value, personal development values values, family values, and traditional values. Of all the values, professional values belonging to labor and social values were highly appreciated by most students. According to the 2018 General Education Curriculum currently being implemented in schools across the country, these two values are also consistent with the core values for high school students. This result provides practical evidence that the 2018 General Education Curriculum has set suitable requirements for student perceptions in experiential/vocational activities for self-oriented, community-oriented and nature-oriented activities.1. Mở đầu Một số nghiên cứu khác xem xét những biến động trong định hướng giá trị của HS Việt Nam, làm sáng tỏ cácyếu tố ảnh hưởng đến những định hướng này và mô tả sự phân nhánh của chúng đối với các quyết định nghề nghiệp(Lê Thị Thanh Hương và cộng sự, 2010; Nguyễn Thị Mai Lan, 2010; Lâm Thị Sang, 2012). Bên cạnh đó, nghiêncứu tìm hiểu sự khác biệt về giới chỉ ra rằng phụ nữ thể hiện xu hướng hướng tới những ngành nghề hướng đến conngười trong khi nam giới tỏ ra quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả STEM (Đỗ Thị Bích Loan, 2016,2017b). Đặc biệt với bối cảnh hiện nay, HS nữ bày tỏ sự hứng thú với các môn khoa học tự nhiên và không có sựkhác biệt đáng kể so với HS nam. Nghiên cứu gần đây về thái độ của nữ HS hướng tới những nghề nghiệp theo xuhướng công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học), giải thích rằng cơhội nghề nghiệp công bằng có thể làm giảm khoảng cách về giới (Alnıaçık et al., 2012). Nữ giới có xu hướng lựachọn ngành nghề theo hướng có thể giúp đỡ người khác và cải thiện xã hội bày tỏ quan tâm và bày tỏ nguyện vọngđược tham gia các nghề nghiệp liên quan tới giáo dục, các ngành dịch vụ, sức khỏe con người và các hoạt động xãhội khác (Buber-Ennser et al., 2016). Hệ thống giá trị của phụ nữ hướng tới sự nghiệp hướng tới con người, trongkhi nam giới dường như hướng tới các giá trị khác (Indriyana & Djastuti, 2018). Những phát hiện này giúp các nhàgiáo dục hướng nghiệp giúp HS có thể xây dựng kĩ năng nghề nghiệp để chuẩn bị bước vào thế giới nghề nghiệp. Nghiên cứu tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm giá trị nghề nghiệp (GTNN), phân loạiGTNN cũng như các biểu hiện về mặt nhận thức của nữ HS về các GTNN. Dựa trên các biểu hiện cụ thể, nghiêncứu tiến hành khảo sát trên đối tượng nữ HS THPT nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức về các GTNN. Kết quả nghiêncứu tập trung vào nhận thức của nữ HS THPT về thứ bậc các GTNN, sự khác biệt về mức độ các GTNN theo nhómlớp và theo kết quả học tập (KQHT). Thứ bậc các GTNN theo quan điểm của nữ HS THPT góp phần giúp cho cácnhà nghiên cứu và các nhà giáo dục có thể đưa ra các kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp phù hợp cho HStheo lớp, học lực và mức độ quan tâm của các em về thế giới nghề nghiệp.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số khái niệm cơ bản2.1.1. Giá trị nghề nghiệp Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng, GTNN là đặc điểm của nghề (đối tượng, nội dung, phương thức, sảnphẩm lao động, lương bổng,…) được chủ thể phản ánh, cho là có ý nghĩa, lợi ích với chủ thể (cá nhân, nhóm và cộngđồng) về một phương diện nào đó. Khi đã được chủ thể đó lựa chọn, GTNN trở thành động lực thúc đẩy bên trong 42 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(17), 42-47 ISSN: 2354-0753hoạt động của chủ thể (Đỗ Thị Bích Loan, 2017b; Nguyen, 2017; Lò Mai Thoan, 2010). Kế thừa những quan niệmtrên, theo chúng tôi, GTNN là tất cả những giá trị thuộc về nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của cá nhân, gia đình và xã hội thôi thúc cá nhân hành động chiếm lĩnh các kĩ năng nghề nghiệp đó. GTNN là những giá trị có ý nghĩa, có vị trí quan trọng, có lợi ích cho cá nhân, gia đình và xã hội. Giá trị này phảithỏa mãn các yêu cầu của xã hội tạo ra trong suốt quá trình vận hành nghề. Nó phải đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển của bản thân, gia đình và xã hội. GTNN là sự thừa nhận của xã hội về nghề nghiệp nào đó, thể hiện tính đặcthù, tính ý nghĩa của nó với cá nhân, gia đình hoặc nhóm xã hội. GTNN càng phát triển thì càng có nhiều đóng gópcho sự phát triển, tiến bộ của xã hội. GTNN do chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: