
Tiểu luận môn: Quản trị nguồn nhân lực
Số trang: 15
Loại file: docx
Dung lượng: 58.42 KB
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu luận trình bày quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí; tìm hiểu tầm quan trọng của việc quy hoạch nguồn nhân lực đối với sự sống còn và thành công của Công ty.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn: Quản trị nguồn nhân lực TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: Quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí. Tầm quan trọng của việc quy hoạch này đối với sự sống còn và thành công của Công ty. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là đơn vị thành viên của PVN đã đạt được những thành tựu vượt bậc, toàn diện đặc biệt trong đổi mới doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), tuy có những lúc khó khăn và thăng trầm nhưng đã và đang đóng góp quan trọng vào thành công chung của PVN. Mục tiêu chiến lược của PVN là: phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế quan trọng, đồng bộ bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng PVN trở thành một tập đoàn dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVCPT) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), PVCPT phải tận dụng cơ hội, lợi thế của đơn vị nồng cốt của PVC và PVN “đầu tàu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, PVCPT thực hiện chính sách “đi tắt đón đầu”, với quyết tâm trở thành đơn vị xây lắp chuyên ngành dầu khí chủ lực của PVC và PVN. Quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược là 1 trong 3 giải pháp đột phá của PVCPT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Đột phá trong quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược là tổng thể các giải pháp nhằm đem lại sự thay đổi cơ bản về bản chất, cơ cấu và logic phát triển, quá trình phát triển của PVCPT được thực hiện bằng con người và vì con người, vì vậy quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược phải là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của PVCPT nhằm đạt được kết quả tối ưu cho tổ chức. Mục tiêu cụ thể: tập trung vào lĩnh vực cốt lõi xây lắp và sản xuất công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 1.000 tỷ đồng. Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược nêu trên, PVCPT phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên (CBCNV) chuyên nghiệp, đồng bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, nâng tầm quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Để quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược, PVCPT cần tập trung xây dựng chiến lược, chính sách tuyển dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng và đãi ngộ nhân viên theo hướng xây dựng một tổ chức học tập, trong đó mỗi người lao động có tinh thần học tập suốt đời và tạo điều kiện tối đa cho người lao động được học tập dưới mọi hình thức và cống hiến tối đa năng lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển bền vững của PVCPT. Với mong muốn vận dụng các lý thuyết đã được học ở môn Quản trị nguồn nhân lực để áp dụng vào thực tiễn, tìm hiểu sâu hơn về quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại tổ chức, em xin được thực hiện đề tài tiểu luận “Quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí” CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHIẾN LƯỢC Một số khái niệm: 1.1 Quản trị nguồn nhân lực (HRM) là gì? ị Quản trị nhân lực hay quản trị nguồn nhân lực (HRM) là thiết kế các hệ thống chính thức trong một tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng hữu hiệu tri thức, kỹ năng, năng lực và các đặc điểm khác (knowledge, skills, abilities, and other characteristics, gọi tắt là KSAOC) của người lao động để đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.2 Quản trị nguồn nhân lực chiến lược (SHRM) là gì? Quản trị nguồn nhân lực chiến lược SHRM [Strategic Human Resources Management] dựa trên niềm tin rằng, để hoạt động hữu hiệu và có thể thích nghi nhanh chóng trước mọi thay đổi, các cơ quan cần những thông tin xác thực về năng lực và tài năng của tập thể nhân viên hiện tại, hay nguồn nhân lực. Trọng tâm nguồn nhân lực không chỉ là vấn đề người lao động mà còn bao trùm việc hòa nhập nguồn nhân lực vào chiến lược của tổ chức và trở thành một phần của quá trình nhìn xa trông rộng. Quy hoạch chiến lược, dự toán ngân sách, và quy hoạch nguồn nhân lực đều được gắn kết trong SHRM, khung hòa nhập giúp hòa hợp giữa hoạt động HRM và/với các nhu cầu chiến lược của tổ chức. Lượng người về hưu sắp tới, tình trạng tinh giản biên chế và cắt giảm việc làm là những lý do khiến các tổ chức nhà nước và phi lợi nhuận thực hiện SHRM. Những cá nhân còn lại sau các đợt sa thải cần có tri thức, kỹ năng, năng lực và các đặc điểm khác (KSAOC) tiên quyết để đảm bảo các chương trình và dịch vụ hoạt động hữu hiệu. Quy hoạch chiến lược là quá trình giúp các tổ chức nhà nước định hướng hoạt động tương lai và sử dụng các nguồn lực sẵn có. Tầm nhìn, sứ mệnh, các mục đích và mục tiêu có thể đo lường của cơ quan sẽ giúp hướng dẫn việc nhận diện các yếu tố chức năng tương lai, điều này tiếp đến lại hướng dẫn việc phân tích và xác định các yếu tố trong kế hoạch lực lượng lao động. Các nhà lãnh đạo cơ quan cần tìm hiểu xem nơi làm việc của họ sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi sắp tới và dựa vào đó để chuẩn bị. 1.3 Kiểm tra SHRM. Tuân thủ pháp luật Các bản mô tả công việc và quy cách công việc Các quy trình tuyển mộ và tuyển chọn hợp lệ Lương thưởng, chia vốn cổ phần và phúc lợi Các mối quan hệ người lao động Tình trạng vắng mặt thường xuyên và các biện pháp kiểm soát việc người lao động ra đi và thay thế người mới Các hoạt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn: Quản trị nguồn nhân lực TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: Quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí. Tầm quan trọng của việc quy hoạch này đối với sự sống còn và thành công của Công ty. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là đơn vị thành viên của PVN đã đạt được những thành tựu vượt bậc, toàn diện đặc biệt trong đổi mới doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), tuy có những lúc khó khăn và thăng trầm nhưng đã và đang đóng góp quan trọng vào thành công chung của PVN. Mục tiêu chiến lược của PVN là: phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế quan trọng, đồng bộ bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng PVN trở thành một tập đoàn dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVCPT) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), PVCPT phải tận dụng cơ hội, lợi thế của đơn vị nồng cốt của PVC và PVN “đầu tàu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, PVCPT thực hiện chính sách “đi tắt đón đầu”, với quyết tâm trở thành đơn vị xây lắp chuyên ngành dầu khí chủ lực của PVC và PVN. Quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược là 1 trong 3 giải pháp đột phá của PVCPT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Đột phá trong quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược là tổng thể các giải pháp nhằm đem lại sự thay đổi cơ bản về bản chất, cơ cấu và logic phát triển, quá trình phát triển của PVCPT được thực hiện bằng con người và vì con người, vì vậy quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược phải là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của PVCPT nhằm đạt được kết quả tối ưu cho tổ chức. Mục tiêu cụ thể: tập trung vào lĩnh vực cốt lõi xây lắp và sản xuất công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 1.000 tỷ đồng. Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược nêu trên, PVCPT phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên (CBCNV) chuyên nghiệp, đồng bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, nâng tầm quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Để quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược, PVCPT cần tập trung xây dựng chiến lược, chính sách tuyển dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng và đãi ngộ nhân viên theo hướng xây dựng một tổ chức học tập, trong đó mỗi người lao động có tinh thần học tập suốt đời và tạo điều kiện tối đa cho người lao động được học tập dưới mọi hình thức và cống hiến tối đa năng lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển bền vững của PVCPT. Với mong muốn vận dụng các lý thuyết đã được học ở môn Quản trị nguồn nhân lực để áp dụng vào thực tiễn, tìm hiểu sâu hơn về quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại tổ chức, em xin được thực hiện đề tài tiểu luận “Quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược tại Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí” CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHIẾN LƯỢC Một số khái niệm: 1.1 Quản trị nguồn nhân lực (HRM) là gì? ị Quản trị nhân lực hay quản trị nguồn nhân lực (HRM) là thiết kế các hệ thống chính thức trong một tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng hữu hiệu tri thức, kỹ năng, năng lực và các đặc điểm khác (knowledge, skills, abilities, and other characteristics, gọi tắt là KSAOC) của người lao động để đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.2 Quản trị nguồn nhân lực chiến lược (SHRM) là gì? Quản trị nguồn nhân lực chiến lược SHRM [Strategic Human Resources Management] dựa trên niềm tin rằng, để hoạt động hữu hiệu và có thể thích nghi nhanh chóng trước mọi thay đổi, các cơ quan cần những thông tin xác thực về năng lực và tài năng của tập thể nhân viên hiện tại, hay nguồn nhân lực. Trọng tâm nguồn nhân lực không chỉ là vấn đề người lao động mà còn bao trùm việc hòa nhập nguồn nhân lực vào chiến lược của tổ chức và trở thành một phần của quá trình nhìn xa trông rộng. Quy hoạch chiến lược, dự toán ngân sách, và quy hoạch nguồn nhân lực đều được gắn kết trong SHRM, khung hòa nhập giúp hòa hợp giữa hoạt động HRM và/với các nhu cầu chiến lược của tổ chức. Lượng người về hưu sắp tới, tình trạng tinh giản biên chế và cắt giảm việc làm là những lý do khiến các tổ chức nhà nước và phi lợi nhuận thực hiện SHRM. Những cá nhân còn lại sau các đợt sa thải cần có tri thức, kỹ năng, năng lực và các đặc điểm khác (KSAOC) tiên quyết để đảm bảo các chương trình và dịch vụ hoạt động hữu hiệu. Quy hoạch chiến lược là quá trình giúp các tổ chức nhà nước định hướng hoạt động tương lai và sử dụng các nguồn lực sẵn có. Tầm nhìn, sứ mệnh, các mục đích và mục tiêu có thể đo lường của cơ quan sẽ giúp hướng dẫn việc nhận diện các yếu tố chức năng tương lai, điều này tiếp đến lại hướng dẫn việc phân tích và xác định các yếu tố trong kế hoạch lực lượng lao động. Các nhà lãnh đạo cơ quan cần tìm hiểu xem nơi làm việc của họ sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi sắp tới và dựa vào đó để chuẩn bị. 1.3 Kiểm tra SHRM. Tuân thủ pháp luật Các bản mô tả công việc và quy cách công việc Các quy trình tuyển mộ và tuyển chọn hợp lệ Lương thưởng, chia vốn cổ phần và phúc lợi Các mối quan hệ người lao động Tình trạng vắng mặt thường xuyên và các biện pháp kiểm soát việc người lao động ra đi và thay thế người mới Các hoạt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận Quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chiến lược Quy hoạch nguồn nhân lực Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty Biti's
22 trang 558 0 0 -
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 261 5 0 -
BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 243 1 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 230 1 0 -
Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực part 4
17 trang 173 0 0 -
13 trang 172 0 0
-
88 trang 166 0 0
-
Tiểu luận: Nguyên nhân và phương pháp quản lý xung đột trong tổ chức
17 trang 162 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Nam
28 trang 159 0 0 -
28 trang 137 0 0
-
109 trang 127 0 0
-
Bài tập tình huống môn Quản trị nguồn nhân lực
11 trang 125 0 0 -
52 trang 124 0 0
-
14 trang 118 0 0
-
116 trang 113 0 0
-
Bài giảng về Đãi ngộ nhân sự - Tiến sĩ Lê Quân - Đại học Thương mại
39 trang 98 1 0 -
Bài giảng về Hợp đồng lao động
33 trang 93 0 0 -
81 trang 90 1 0
-
57 trang 73 0 0
-
79 trang 72 0 0