Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.33 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đánh giá thực trạng văn hóa ngoại giao Việt Nam và việc vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Phân tích làm rõ sự tác động của hội nhập quốc tế đến việc vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG DIỆU THÚY VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG BỐI CẢNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Nguyễn Văn Thế 2. PGS,TS Nguyễn Xuân Trung Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào hồi ...... giờ........ ngày....... tháng....... năm........ Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam, Đảng ta nhấn mạnh: “phải nắm vững, vận dụng sáng tạo,góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cáchmạng đặt ra”. Theo đó, Đảng ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết chỉđạo thực hiện điều này, trong đó có Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc nghiên cứu văn hóa ngoại giaoHồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ởViệt Nam chính là hoạt động cụ thể nhằm góp phần hiện thực hóa quanđiểm chỉ đạo của Đảng, tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách củathực tiễn ngoại giao Việt Nam. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa.Người là lãnh tụ chính trị thiên tài của cách mạng và là nhà ngoại giao,người kiến trúc sư tài năng sáng lập nên nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.Trong nhiều năm trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bộ trưởngngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đãđóng góp to lớn cho nền ngoại giao, hình thành, phát triển một “trườngphái ngoại giao Việt Nam”. Một trong những di sản vô giá Hồ Chí Minhđể lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam là văn hóa ngoại giao, nhân tố gópphần tạo nên sự thành công cho nền ngoại giao Việt Nam, góp phần xáclập thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo lập lòng tin,sự kính trọng của nhân dân các nước đang đấu tranh vì hòa bình và tiến bộxã hội. 2 Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh hình thành từ truyền thống văn hóadân tộc, kết tinh các giá trị văn hóa nhân loại một cách hài hòa, nhuần nhịvà trên hết được thể hiện bởi một trí tuệ - một nhân cách văn hóa. Vì vậy,văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh không chỉ chứa đựng những giá trị thểhiện nét riêng độc đáo mà cả giá trị phổ quát. Văn hóa ngoại giao Hồ ChíMinh ngày càng được nhận thức sâu sắc cả nội dung, giá trị lý luận và thựctiễn. Tuy nhiên đến nay, việc nhận thức đó chưa đầy đủ. Nghiên cứu vềvăn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí vàchưa làm sáng rõ giá trị, tầm vóc, ý nghĩa của nó. Những thập niên đầu của thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập quốctế tiếp tục phát triển sâu rộng, tác động tới mọi lĩnh vực đời sống kinh tế -xã hội. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm những khác biệt vềnhiều mặt giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng bộc lộ rõ hơn. Hòa bình,hợp tác cùng đối thoại trở thành xu thế chính yếu, chi phối sâu rộng mọimối quan hệ cũng như đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia, nhưng vẫnhiện hữu vô số nhân tố bất ổn, khó lường. Đặc điểm này một mặt đem đếncho nhân loại những lý do mới để tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vọng vềmột tương lai tươi sáng, nhưng mặt khác cũng đem đến mối lo âu vềnhững hiểm họa khôn lường. Đứng trước bối cảnh phức tạp đó, ngoại giao với tư cách là phươngthức kiến tạo hòa bình, đóng vai trò ngày càng quan trọng cho thúc đẩyquá trình hợp tác và giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế.Văn hóa được xác định là “sức mạnh mềm” dần chiếm ưu thế trong chiếnlược gia tăng sức mạnh tổng lực của mọi quốc gia. Trong một thế giớiphẳng, các quan hệ quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết. Làm thế nào để thiếtlập quan hệ với các quốc gia, chiếm được lòng tin quốc tế trở thành mốiquan tâm lớn đối với các dân tộc. Trên con đường phát triển, Việt Nam cầnphải xây dựng một đường lối ngoại giao phù hợp để ứng xử với thế giới. 3Văn hóa ngoại giao là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt làm gia tăng sứcmạnh của ngoại giao Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa ngoại giao Hồ ChíMinh để tìm trong đó giá trị, ý nghĩa, từ đó vận dụng góp phần xây dựng nềnngoại giao Việt Nam vững mạnh đủ sức giải quyết các vấn đề thực tiễn trongquan hệ quốc tế là việc làm cần thiết. Trên ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề: “Văn hóangoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhậpquốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngànhHồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích ng ...

Tài liệu có liên quan: