Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung học phổ thông

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 738.78 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận, đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh THPT trong tạo lập văn bản nghị luận, luận án tiến hành xây dựng chuẩn đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá là câu hỏi mở nhằm đánh giá NLST trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh THPT, góp phần thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------ NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRONG TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGChuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng ViệtMã số: 9 14 0111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2022 1 Công trình được hoàn thành tại : Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân 2. PGS.TS. Hoàng Hòa Bình Phản biện 1: .................................................................... ................................................................... Phản biện 2: .................................................................... ................................................................... Phản biện 3: .................................................................... ...................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tạiViện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà NộiVào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm..... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thế giới đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự pháttriển mạnh mẽ và kì diệu của công nghệ đã làm thay đổi nhiều mặt đời sống xã hội. Nhữngsáng tạo không biên giới về công nghệ đã thổi bùng những thay đổi lớn lao trên khắp thếgiới. Gốc rễ của sự phát triển tích cực đó xuất phát từ chỗ năng lực (NL) của con ngườingày càng được nâng cao. Đó cũng là lí do khiến yêu cầu phát triển các NL cho con ngườitrở thành mục tiêu giáo dục có ý nghĩa toàn cầu. Trong các NL đó, không thể không nhắcNL sáng tạo. Nhờ có NL sáng tạo con người có thể đối mặt với những thử thách trong cuộcsống. NL sáng tạo cũng là điều kiện để con người vượt lên được những gì đã có; chinh phụcnhững thành tựu lớn lao hơn, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.. 1.2. Trước bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đang đứng trước những điều kiệnvà cơ hội để tranh thủ cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Song thực tế cho thấy, những sáng tạo đột phá cũng đặt ra nhiềuthách thức khi sự dịch chuyển mô hình diễn ra trên mọi phương diện xã hội trong đó có hệthống giáo dục. Điều đó đòi hỏi chúng ta không những chỉ học hỏi kinh nghiệm giáo dụccủa các nước phát triển, mà cần áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm racon đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Định hướng giảiquyết vấn đề này, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Luật giáodục 2019 (Điều 29) điều này cho thấy song song với việc dạy tri thức, phát triển năng lực sángtạo (NLST) được xem là vấn đề quan trọng trong giáo dục con người. 1.3. Trong năm 2018, Bộ GD&ĐT công bố Chương trình giáo dục phổ thông, gồmChương trình GDPT tổng thể và Chương trình các môn học, hoạt động trải nghiệm. Cốt lõicủa sự thay đổi là chuyển quá trình dạy học từ định hướng nội dung (chủ yếu trang bị kiếnthức) sang định hướng phát triển phẩm chất và NL cho người học. Hòa vào dòng chảy đó,môn Ngữ văn với đặc trưng là môn học công cụ và mang tính nhân văn không chỉ đảmđương mục tiêu phát triển các NL đặc thù của môn học mà còn phải hướng tới phát triển cácphẩm chất, NL chung, trong đó có NL sáng tạo. 1.4. Phát triển NLST có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HS, môn Ngữ văn cũng làmôn học ẩn tàng nhiều “vỉa quặng” để có thể “khai thác bền vững” nhằm phát triển NLST,bản thân nhiều HS, GV cũng khao khát được thể hiện mình trên con đường sáng tạo,... Tuynhiên, đánh giá NLST của HS như thế nào trước những sản phẩm học tập đa dạng, trướcnhững yêu cầu tạo lập và tiếp nhận văn bản đang còn là một câu hỏi lớn cần giải đáp từngbước. Đó là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá NLST trong tạo lập văn bản nghịluận của HS trung học phổ thông” với mong muốn góp một tiếng nói về vấn đề phát triển 1NLST – một trong những mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng của công cuộc đổi mớiGDPT hiện nay.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về NLST trong tạo lập VBNL, đánhgiá NLST của HS THPT trong tạo lập VBNL luận án tiến hành xây dựng chuẩn đánh giá vàthiết kế công cụ đánh giá là câu hỏi mở nhằm đánh giá NLST trong tạo lập VBNL của HSTHPT, góp phần thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổthông theo định hướng phát triển năng lực người học.3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: đánh giá NLST trong tạo lập văn bản nghị luận của HSTHPT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của của việc đánh giá NLST trong tạo lậpVBNL của HS THPT. - Xác định các những định hướng và căn cứ để xây dựng xuất chuẩn đánh giá vàcông cụ đánh giá NLST trong tạo lập VBNL của HS THPT. - Xây dựng chuẩn đánh giá và công cụ đánh giá NLST trong tạo lập VBNL của HSTHPT. - Triển khai thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu khẳng định tính khả thi, độ tin cậycủa chuẩn đánh giá và công cụ đánh giá NLST trong tạo lập VBNL của HS THPT mà luậnán đề xuất.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn trong ph ...

Tài liệu có liên quan: