Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bất bình đẳng giới trong tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.14 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xây dựng khung lý thuyết về phân tích bất bình đẳng giới trong tiếp cận tín dụng chính thức, phân tích bất bình đẳng giới trong tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bất bình đẳng giới trong tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ HỒNG VỮNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬNTÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 31 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2020Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Kim Chung 2. PGS.TS. Vũ Sỹ Cường Phản biện 1: PGS.TS. Tô Kim Ngọc Phản biện 2: TS. Trần Công Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họptại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vào hồi …..giờ … ngày …tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Thư viện Quốc Gia, Hà Nội. 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Hiện nay, phụ nữ đóng góp 40% lực lượng lao động trong tất cả các lĩnh vực, 43%cho lĩnh vực lao động nông nghiệp trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, có rất nhiều nghiêncứu chỉ ra rằng phụ nữ bị hạn chế hơn so với nam giới trong việc tiếp nguồn lực sảnxuất nói chung. Theo nghiên cứu tổng hợp của FAO 2011, ở các nước đang phát triểnphụ nữ không chỉ bị hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất mà nếu họ đượctiếp cận với nguồn lực sản xuất thì quy mô, số lượng cũng thấp hơn nam giới. Việc tồntại khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận nguồn lực sản xuất là mộttrong các nguyên nhân hạn chế cơ hội kinh tế của phụ nữ, khiến năng suất trong sảnxuất của phụ nữ thấp hơn nam giới, từ đó tạo ra khoảng cách về giới trong thu nhập. Sựtồn tại khoảng cách về giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất nông nghiệp khiến chocác nỗ lực giảm nghèo của các quốc gia hạn chế đi nhiều. Phát triển kinh tế hộ gia đình nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam rất quan trọngvì nền nông nghiệp Việt Nam và kinh tế nông thôn đang phụ thuộc vào 10 triệu hộ giađình có quy mô nhỏ ở nông thôn. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 66,7%,trong đó tỷ lệ dân số nữ chiếm 50,67%, tỷ lệ dân số nam chiếm 49,33%. Tuy nhiên,theo thống kê của FAO (2011) thì phụ nữ Việt Nam hạn chế hơn so với nam giới trongtiếp cận tín dụng đặc biệt là TDCT, điều đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, pháttriển kinh tế nông thôn Việt Nam. Từ các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài của Luận án là:“Bất bình đẳng giớitrong tiếp cận tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam”2. Mục đích, ý nghĩa của luận án Luận án có hai mục đích chính đó là: (i) Xây dựng khung lý thuyết về phân tíchBBĐG trong tiếp cận TDCT; (ii) Phân tích BBĐG trong tiếp cận TDCT của các HGĐở nông thôn Việt Nam theo 2 cách tiếp cận vĩ mô và vi mô; Luận án bao gồm một số ý nghĩa chủ yếu sau: (i) Đóng góp vào kho tàng trí thứcvề BBĐG trong tiếp cận nguồn lực, cụ thể ở đây là BBĐG trong tiếp cận TDCT; (ii)Đưa ra khung lý thuyết về phân tích BBĐG trong tiếp cận TDCT ở các HGĐ ở nôngthôn; (iii) Xác định các yếu tố tác động đến BBĐG trong tiếp cận TDCT theo cách thứctiếp cận vĩ mô; (iv) Theo cách tiếp cận vi mô, xác định yếu tố giới tính của chủ hộ cótác động đến khả năng tiếp cận TDCT của các HGĐ hay không? phân tích các yếu tố 2tác động đến BBĐG đối với giá trị TDCT mà hộ gia đình được vay; (v) Dựa trên các kếtquả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế của ViệtNam nhằm giảm BBĐG trong tiếp cận TDCT của các HGĐ ở nông thôn Việt Nam;3. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong tiếpcận tín dụng chính thức. Chương 2: Cơ sở lý luận về bất bình đẳng giới trong tiếp cận TDCT của các hộgia đình ở nông thôn Chương 3: Thực trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận TDCT của các hộ giađình ở nông thôn Việt Nam. Chương 4: Một số khuyến nghị nhằm giảm bất bình đẳng giới trong tiếp cận TDCTcủa các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN TIẾP CẬN TÍN DỤNG1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến bất bình đẳng giớitrong tiếp cận tín dụng chính thức1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài liên quan đếnbất bình đẳng giới trong tiếp cận tín dụng chính thức Sau khi tổng quan các các báo quốc tế như như Báo cáo “Đưa vấn đề giới vàophát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói” của ngânhàng thế giới 2001; Báo cáo “Phát triển con người châu Á Thái Bình Dương”; chươngtrình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP); Báo cáo “Phụ nữ trong nông nghiệp, thuhẹp khoảng cách về giới cho phát triển” và một số nghiên cứu khác của một số tác giảnhư Bewley, J. D., & Black, M. (1978); Hoover, W. G, et al. (1982); Munnell, et al.(1996); Cavalluzzo (1998); Cavalluzzo, et al. (2002); Agier và Szafarz (2013) , nếu tiếpcận theo hình thức vi mô thì các yếu tố tác động đến tiếp cận TDCT của các hộ gia đìnhliên quan đến các nhóm yếu tố: (a) các yếu tố thuộc chủ hộ hoặc chủ cơ sở kinh doanh:tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân; (b) các yếu tố thuộc về HGĐ: số 3người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ phụ thuộc, khoảng cách từ nhà đến nơi vay vốn,nghề nghiệp của các thành viên, hình thức kinh doanh của các hộ gia đình, tiếp cận đấtđai (hộ gia đình có giấ ...

Tài liệu có liên quan: