Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước đến đặc trưng cơ học của đất không bão hòa áp dụng cho nền đường đắp tại khu vực duyên hải miền Trung

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước đến đặc trưng cơ học của đất không bão hòa áp dụng cho nền đường đắp tại khu vực duyên hải miền Trung

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của nước đến đặc trưng cơ học của đất không bão hòa áp dụng cho nền đường đắp tại khu vực duyên hải miền Trung" nhằm nghiên cứu ảnh hưởng các thông số (Các đặc trưng cơ học) của đất không bão hòa đến sự ổn định nền đường đắp cho phép lựa chọn mặt cắt, kích thước hợp lý về kỹ thuật và kinh tế trong tính toán và thiết kế công trình giao thông tại khu vực duyên hải miền Trung.

Nội dung trích xuất từ tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước đến đặc trưng cơ học của đất không bão hòa áp dụng cho nền đường đắp tại khu vực duyên hải miền Trung BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LƯƠNG NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC ĐẾN ĐẶC TRƯNG CƠ HỌC CỦA ĐẤT KHÔNG BÃO HOÀ ÁP DỤNG CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình đặc biệt Mã số: 95.80.206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Đình Nghiên 2. TS. Tống Anh Tuấn HÀ NỘI – 2023 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Đình Nghiên 2. TS. Tống Anh Tuấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3 Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Giao thông vận tải vào hồi ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Giao thông Vận tải 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Miền Trung - Việt Nam là nơi có điều kiện địa hình và khí hậu khác biệt so với các khu vực khác trên cả nước. Theo thống kê của các tổ chức khí hậu trong nước và thế giới, lượng mưa trung bình năm ở Miền Trung lớn nhất cả nước (>2800mm), dẫn đến các tuyến đường ven sông, đặc biệt là các tuyến cao tốc qua những địa hình đắp cao đã và đang được xây dựng sẽ có nguy cơ bị ngập cục bộ gây sụt trượt mất ổn định nhiều đoạn. Hiện nay chưa có những đánh giá đúng mức về vấn đề này, cần có những thực nghiệm tìm ra đặc trưng cơ học của khu vực nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của nước đến các đặc trưng này, trên cơ sở kết hợp mô hình số FEM để phân tích ổn định tổng thể và mô hình số DEM–PFV trong việc phân tích tương tác cơ học trong cấu trúc hạt ở tỉ lệ vi mô. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về việc mở rộng hệ thống giao thông toàn quốc và ở khu vực duyên hải Miền Trung, xuất phát từ ảnh hưởng của BĐKH, những cấp thiết trong bài toán an toàn của nền đường đắp, đề tài ‘Nghiên cứu ảnh hưởng của nước đến đặc trưng cơ học của đất không bão hòa áp dụng cho nền đường đắp tại khu vực duyên hải miền Trung’ được lựa chọn để nghiên cứu nhằm giải quyết một phần bài toán ổn định nền đường đắp trong những tồn tại hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhằm xác định bộ thông số (các đặc trưng cơ học) của đất không bão hòa thuộc khu vực duyên hải miền Trung làm cơ sở phân tích ổn định tổng thể và cục bộ của nền đường đắp khu vực nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là đất không bão hòa 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nền đường đắp khu vực duyên hải miền Trung. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ bản chất và các ứng xử cơ học của đất không bão hòa. 2 - Xác định bộ thông số của đất tại khu vực duyên hải miền Trung gồm đường cong đặc trưng đất – nước; các quan hệ giữa hệ số thấm và cường độ chống cắt với lực hút dính làm cơ sở phân tích đánh giá ảnh hưởng của nước đến sự thay đổi các đặc trưng này. - Kết hợp mô hình số FEM để phân tích ổn định tổng thể và mô hình số DEMPFV để mô phỏng cục bộ các vị trí bên trong nền đường đắp nhằm giải quyết vấn đề tồn tại trong nghiên cứu ổn định nền đường. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số (Các đặc trưng cơ học) của đất không bão hòa đến sự ổn định nền đường đắp cho phép lựa chọn mặt cắt, kích thước hợp lý về kỹ thuật và kinh tế trong tính toán và thiết kế công trình giao thông tại khu vực duyên hải miền Trung. 5. Bố cục luận án Mở đầu Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của nước đến các đặc trưng cơ học của công trình nền đường đắp trong điều kiện không bão hoà. Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các đặc trưng cơ học của đất không bão hòa. Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm xác định các đặc trưng cơ học của đất không bão hòa. Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của các đặc trưng cơ học đất không bão hoà đến ổn định khối đắp nền đường . Kết luận – Kiến nghị Tài liệu tham khảo và danh mục công bố của tác giả CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC ĐẾN CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ HỌC CỦA NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG BÃO HÒA 1.1. Tổng quan về môi trường đất bão hòa và không bão hòa Đất bão hòa là trạng thái đất khi các lỗ rỗng bị lấp đầy nước, đất không bão hòa là khi mà nước chỉ lấp đầy một phần các lỗ rỗng cho nên sẽ có thêm sự tham gia của khí. Đất chuyển trạng thái từ bão hòa sang trạng thái không bão hòa khi xảy ra quá trình bốc hơi, ngược lại đất chuyển từ trạng thái không bão hoà sang trạng thái bão ho ...

Tài liệu có liên quan: