Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền về đời sống riêng tư của cá nhân theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quyền về đời sống riêng tư của cá nhân; tạo cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý quyền về đời sống riêng tư của cá nhân mang tính dự báo cao cũng như theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế bên cạnh các lợi thế về các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền về đời sống riêng tư của cá nhân theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHQUYỀN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯCỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 9.38.01.03TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Nghiên cứu sinh : TRẦN NGỌC TUẤN Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ MINH HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTSTT Viết tắt Viết đầy đủ 1 AI Artificial Intelligence 2 ATTTM Luật An toàn thông tin mạng 3 BLDS Bộ luật dân sự 4 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự 5 CHLB Cộng hòa liên bang 6 Chat GPT Chat Generative Pre-training Transformer 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CRS Corporate Social Responsibility 9 CPM Communication Privacy Management10 DVC Dịch vụ công11 DVCTT Dịch vụ công trực tuyến12 DLCN Dữ liệu cá nhân13 ECHR European Court of Human Rights European Union Charter of Fundamental14 EUCFR Rights15 GDPR General Data Protection Regulation16 HSR Health Services Research17 IoT Internet of Things International Covenant on Civil and Political18 ICCPR Rights19 NCS Nghiên cứu sinh20 Nxb Nhà xuất bản Organization for Economic Cooperation and21 OECD Development22 RALC Restricted Access Limited Control23 TAND Tòa án nhân dân24 TTCN Thông tin cá nhân 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền về đời sống riêng tư của cá nhân là một trong các quyền nhân thân cơbản của con người. Mặc dù, quyền về đời sống riêng tư của cá nhân là thuật ngữpháp lý có nội hàm rộng hơn thuật ngữ quyền riêng tư. Tuy nhiên, hiện nay thuậtngữ quyền riêng tư được sử dụng phổ biến trong pháp luật quốc tế và pháp luật củanhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, các khía cạnh của quyền về đời sống riêng tư của cá nhân lầnđầu được ghi nhận tại Điều 11, Hiến pháp 1946: “Nhà ở và thư tín của công dânViệt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật”, và được kế thừa, mởrộng, bổ sung trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiếnpháp 2013 – đạo luật nền tảng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam ghi nhận: “quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bímật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín; thông tin về đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”1. Ngoàira, các khía cạnh của quyền về đời sống riêng tư cá nhân được cụ thể hoá trong hệthống văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự,Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Báo chí, Luật Trẻ em, Luật An ninhmạng, Luật Luật sư … cũng như văn bản hướng dẫn thi hành. Hơn nữa, quyền về đời sống riêng tư của cá nhân là quyền có nội hàm rộnghơn quyền riêng tư và được cụ thể hoá tại Điều 38 BLDS 2015: Quyền về đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Quy định quyền về đời sống riêng tư củacá nhân tại Điều 38 không chỉ cho thấy điểm tiến bộ của pháp luật dân sự Việt Nammà còn thể hiện sự nhấn mạnh trong việc bảo vệ và xác định các quyền cơ bản củacon người. Bên cạnh đó, nội dung quyền về đời sống riêng tư của cá nhân theo quyđịnh pháp luật dân sự Việt Nam rộng hơn so với nội dung quyền riêng tư thường cótrong các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, trong thập kỷ qua, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ4.0, mà nổi bật là trí tuệ nhân tạo - AI và Chat GPT (Chat Generative Pre-trainingTransformer) cơn sóng của việc vi phạm dữ liệu cá nhân, truy cập Internet băngthông rộng, sự tăng trưởng của các hành vi tiếp thị Internet và sự phổ biến của1 Điều 21 Hiến pháp Việt Nam 2013. 1công nghệ theo dõi, cũng như các hình thức khác, đã gây ra nhiều xâm phạm đếnquyền về đời sống riêng tư của cá nhân trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, khungpháp lý để điều chỉnh và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư của cá nhân vẫn chưađủ cụ thể, không kịp thời và thiếu tính dự báo. Cùng với đó, khi xã hội phát triển, tiêu chuẩn và các giá trị sống của conngười ngày càng được yêu cầu cao hơn, con người bắt đầu quan tâm về những khíacạnh về tinh thần, tận hưởng các giá trị của cuộc sống hơn là chỉ quan tâm vào việctạo ra giá trị thặng dư. Cũng chính vì những điều này, mà ngày nay những hành vixâm phạm những khía cạnh về mặt tinh thần rất đa dạng và tinh vi, nó có thể là mộtchuỗi hành vi xâm phạm có chủ đích bằng nhiều công nghệ tiên tiến trong mộtkhoảng thời gian nhất định rất khó phát hiện. Một khi dữ liệu được đăng lên mạngInternet thì nó sẽ ở trên đó vĩnh viễn bất chấp những quan điểm về quyền được gọilà quyền được lãng quên; về mặt công nghệ, vấn đề này còn nhiều bất cập. Ngoài ra,trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là không gian mạng, do tính chấttoàn cầu và chức năng chia sẻ thông tin xuyên biên giới trên các lĩnh vực của đờisống xã hội nên quyền về đời sống riêng tư của cá nhân được xem là dễ bị xâmphạm nhất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền về đời sốngriêng tư của cá nhân trên không gian mạng vẫn còn nhiều bất cập khi mà những hệquả xảy ra trên môi trường Internet trong nhiều tình huống sẽ khác hoàn toàn vớimôi trường truyền thống, tương tác trực tiếp giữ ...

Tài liệu có liên quan: