Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài góp phần bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen cam sành Bố Hạ vốn đã gần như bị mất trong sản xuất, là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy trình chăm sóc cây cam sành Bố Hạ, đó là hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cắt tỉa, khoanh vỏ nhân giống, sử dụng, phân bón và chế phẩm bón qua lá cho cây cam sành Bố Hạ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ….......*****…….... TỐNG HOÀNG HUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH BỐ HẠ TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Ngô Xuân Bình Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Bùi Quang Đãng Phản biện 1: …………………………………. Phản biện 2: …………………………………. Phản biện 3: …………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thư viện Viện rau quả Hà Nội Hà Nội - 2023 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Duy, Khoàng Lù Phạ, Bùi Quang Đãng, Ngô Xuân Bình (2022), 'Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất quả giống cam sành Bố Hạ trồng tại tỉnh Thái Nguyên', Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, trang 9-14. 2. Nguyễn Tiến Dũng, Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Văn Duy, Lã Văn Hiền , Bùi Trí Thức, Khoàng Lù Phạ, Bùi Quang Đãng, Ngô Xuân Bình (2022), ' Xác định sự khác biệt di truyền giữa cam sành Bố Hạ và các giống cam quýt khác khu vực phía Bắc Việt Nam'. Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 03 (136)/: trang 11-15. 3. Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Duy, Bùi Quang Đãng, Bùi Trí Thức, Nguyễn Thị Tình, Ngô Xuân Bình (2022), ' Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các đợt lộc trong mối quan hệ với năng suất giống cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên'. Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 2 (64), trang 34-37. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây cam sành Bố Hạ (Yên Thế - Bắc Giang) có nguồn gốc gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930-1954 của một số nhà nông học người Pháp làm việc tại Đông Dương, cây cam sành Bố Hạ được người Pháp trồng phát triển tốt vùng Yên Thế từ thế kỷ 19, hình thành vùng cam sành Bố Hạ. Sau khi hòa bình vào năm 1954, tại Yên Thế đã hình thành nông trường cam sành Bố Hạ, trồng giống cam sành phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Cam sành Bố Hạ đã từng là giống cam số 1 của đất nước, đã nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc. Tuy nhiên, giai đoạn sau những năm 1980, sâu bệnh hại nhất là bệnh greening cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã tàn phá nặng nề các vùng sản xuất cam nói chung (như vùng cam Phủ Quỳ - Nghệ An, vùng cam Tuyên Quang – Hà Giang...) nói chung và vùng cam sành Bố Hạ (Bắc Giang) nói riêng , nguời trồng cam đã phải chặt bỏ chuyển đổi trồng các loại cây nông nghiệp khác, vì cây cam sành Bố Hạ gần như chỉ còn lại trong trí nhớ của người tiêu dùng và cả người sản xuất. Giai đoạn sau 2014-2016, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã điều tra và xác định được một số cây cam sành Bố Hạ còn sót lại trong các hộ nông dân, cây có độ tuổi 40-50 năm nhưng hầu hết đã bị bệnh greening. Trên cơ sở điều tra, đặc điểm nông sinh học và ứng dụng chỉ thị phân tử trong xác định phả hệ, đã xác định được đây là nhữngcây cam sành Bố Hạ, có đặc điểm di truyền và sinh học khác biệt so với cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang). Đồng thời nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống sạch bệnh, lưu giữ và trồng tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Việc bảo tồn và phát triển giống cam sành Bố Hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, góp phần phục hồi và phát triển giống cam sành Bố Hạ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Từ thực tiễn nêu trên, việc thực hiện đề tài 'Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên' là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu được một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất quả cam sành Bố Hạ, góp phần khai thác, phát triển nguồn gen quí hiếm này tại khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. 2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ….......*****…….... TỐNG HOÀNG HUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH BỐ HẠ TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Ngô Xuân Bình Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Bùi Quang Đãng Phản biện 1: …………………………………. Phản biện 2: …………………………………. Phản biện 3: …………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thư viện Viện rau quả Hà Nội Hà Nội - 2023 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Duy, Khoàng Lù Phạ, Bùi Quang Đãng, Ngô Xuân Bình (2022), 'Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất quả giống cam sành Bố Hạ trồng tại tỉnh Thái Nguyên', Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, trang 9-14. 2. Nguyễn Tiến Dũng, Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Văn Duy, Lã Văn Hiền , Bùi Trí Thức, Khoàng Lù Phạ, Bùi Quang Đãng, Ngô Xuân Bình (2022), ' Xác định sự khác biệt di truyền giữa cam sành Bố Hạ và các giống cam quýt khác khu vực phía Bắc Việt Nam'. Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 03 (136)/: trang 11-15. 3. Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Duy, Bùi Quang Đãng, Bùi Trí Thức, Nguyễn Thị Tình, Ngô Xuân Bình (2022), ' Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các đợt lộc trong mối quan hệ với năng suất giống cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên'. Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 2 (64), trang 34-37. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây cam sành Bố Hạ (Yên Thế - Bắc Giang) có nguồn gốc gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930-1954 của một số nhà nông học người Pháp làm việc tại Đông Dương, cây cam sành Bố Hạ được người Pháp trồng phát triển tốt vùng Yên Thế từ thế kỷ 19, hình thành vùng cam sành Bố Hạ. Sau khi hòa bình vào năm 1954, tại Yên Thế đã hình thành nông trường cam sành Bố Hạ, trồng giống cam sành phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Cam sành Bố Hạ đã từng là giống cam số 1 của đất nước, đã nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc. Tuy nhiên, giai đoạn sau những năm 1980, sâu bệnh hại nhất là bệnh greening cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã tàn phá nặng nề các vùng sản xuất cam nói chung (như vùng cam Phủ Quỳ - Nghệ An, vùng cam Tuyên Quang – Hà Giang...) nói chung và vùng cam sành Bố Hạ (Bắc Giang) nói riêng , nguời trồng cam đã phải chặt bỏ chuyển đổi trồng các loại cây nông nghiệp khác, vì cây cam sành Bố Hạ gần như chỉ còn lại trong trí nhớ của người tiêu dùng và cả người sản xuất. Giai đoạn sau 2014-2016, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã điều tra và xác định được một số cây cam sành Bố Hạ còn sót lại trong các hộ nông dân, cây có độ tuổi 40-50 năm nhưng hầu hết đã bị bệnh greening. Trên cơ sở điều tra, đặc điểm nông sinh học và ứng dụng chỉ thị phân tử trong xác định phả hệ, đã xác định được đây là nhữngcây cam sành Bố Hạ, có đặc điểm di truyền và sinh học khác biệt so với cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang). Đồng thời nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống sạch bệnh, lưu giữ và trồng tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Việc bảo tồn và phát triển giống cam sành Bố Hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, góp phần phục hồi và phát triển giống cam sành Bố Hạ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Từ thực tiễn nêu trên, việc thực hiện đề tài 'Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên' là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu được một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất quả cam sành Bố Hạ, góp phần khai thác, phát triển nguồn gen quí hiếm này tại khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp Khoa học cây trồng Cam sành Bố Hạ Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây có múiTài liệu có liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 288 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
27 trang 164 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
29 trang 150 0 0
-
26 trang 144 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
28 trang 137 0 0
-
27 trang 133 0 0
-
8 trang 131 0 0