Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 902.77 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình" nhằm đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu (thời vụ, mật độ, phân bón và thời điểm thu hoạch) đối với cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại vùng khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------- TRẦN DANH VIỆT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BAN ÂU (HYPERICUM PERFORATUM L.) VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU TẠI TÂN LẠC, HÒA BÌNH. Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số : 9620110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 2023 ii Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Bá Hoạt Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào lúc ... giờ, ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) còn được biết đến với tên khác như cỏ Tipton, cỏ Thánh John (St. John’s Wort). Cây có nguồn gốc ở Châu Âu, sau đó được du nhập vào Mỹ, Australia và mọc hoang dại trên nhiều đồng cỏ. Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ, Tiểu Á, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cây Ban Âu được nhân loại biết đến từ rất lâu đời, bộ phận sử dụng làm thuốc là phần thân lá của cây khi hoa nở. Việc sử dụng loài này như một phương thuốc thảo dược để điều trị nhiều loại bệnh bên trong và bên ngoài có từ thời Hy Lạp cổ đại. Kể từ đó, nó vẫn là một phương pháp điều trị phổ biến cho chứng lo âu, trầm cảm, vết cắt và bỏng, ngoài ra dầu của cây được sử dụng để làm liền sẹo, làm lành vết thương và làm dịu chỗ đau nhanh chóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của loại thảo mộc này trong việc điều trị các bệnh khác, bao gồm ung thư, rối loạn liên quan đến viêm và các bệnh do vi khuẩn và vi rút, đồng thời như một chất chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh. Ban Âu được biết đến nhiều nhất như một loài thảo mộc điều trị chính của bệnh trầm cảm, hiện là một bệnh phổ biến hiện nay, tác dụng phụ của thuốc chế từ cây Ban Âu ít hơn tác dụng phụ của một số loại thuốc trị trầm cảm khác. Năm 2006, cây Ban Âu được nhập nội vào Việt Nam, cây sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa, kết quả và thu được hạt làm giống ở các vùng có khí hậu mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai). Tuy nhiên để nhân rộng sản xuất, hướng tới tạo vùng trồng dược liệu Ban Âu ổn định, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu cần tiếp tục nghiên cứu trồng và phát triển Ban Âu tại Việt Nam. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu, làm cơ sở xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu và xây dựng mô hình trồng là hết sức cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình”. 2. Mục tiên nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) làm cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chính góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu cho 2 năng suất cao, chất lượng tốt ở khu vực miền núi có khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu (thời vụ, mật độ, phân bón và thời điểm thu hoạch) của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại vùng khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Xây dựng được mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu cho năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao tại vùng miền núi của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Bổ sung và cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại Tân Lạc (Hòa Bình) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu. - Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất dược liệu Ban Âu tại Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được các biện pháp kỹ thuật chính về thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch dược liệu của cây Ban Âu tại Tân Lạc (Hòa Bì ...

Tài liệu có liên quan: