![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ***** TRẦN HỒNG HÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021 TÓM TẮTBối cảnh toàn cầu hóa tài chính đặt ra thách thức cho điều hành chínhsách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia. Lý thuyết Bộ ba bất khả thi trongkinh tế vĩ mô quốc tế cho thấy, một quốc gia chỉ có thể theo đuổi haitrong ba lựa chọn là cố định tỷ giá, độc lập CSTT trong nước và sự dichuyển tự do của dòng vốn quốc tế hay hội nhập tài chính (HNTC). Bêncạnh đó, thông qua các dòng chảy vốn quốc tế, HNTC toàn cầu làm chođiều kiện tài chính trong nước trở nên biến động hơn với những thay đổicủa thị trường vốn bên ngoài, điều này gây khó khăn trong quản lý ổnđịnh tài chính và kinh tế vĩ mô.Mục tiêu chung của luận án là làm rõ tác động và những ảnh hưởng củaHNTC đến CSTT Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp cho tiến trìnhHNTC và điều hành CSTT trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăngnhư một xu thế tất yếu. Với mô hình Phân phối trễ tự hồi quy (ARDL),kết quả nghiên cứu cho thấy HNTC tăng tác động làm giảm độc lập CSTTtrong ngắn hạn; ổn định tỷ giá tăng làm giảm độc lập CSTT trong cả ngắnvà dài hạn, tuy nhiên lại giúp tăng độc lập CSTT sau một quý trong ngắnhạn; dự trữ ngoại hối chưa có tác động hỗ trợ đối với độc lập CSTT ViệtNam. Kết quả nghiên cứu từ mô hình véc tơ tự hồi quy dạng cấu trúc(SVAR) cho thấy các nhân tố bên ngoài đang tăng dần vai trò trong truyềndẫn CSTT Việt Nam thể hiện qua phản ứng nhanh, mạnh và kéo dài củalãi suất dài hạn Việt Nam đối với các nhân tố rủi ro toàn cầu và lãi suấtdài hạn Mỹ. Tỷ trọng mức độ giải thích của hai nhân tố này đối với nhữngthay đổi của lãi suất dài hạn Việt Nam cũng tăng dần qua thời gian.Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình HNTC và điều hành CSTT ViệtNam cùng với kết quả thực nghiệm thu được, luận án gợi ý điều hànhchính sách Việt Nam với ba nhóm giải pháp, bao gồm (i) điều hành linhhoạt tỷ giá, tăng quy mô dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tăng độc lập CSTT;(ii) thiết kế khung CSTT bổ sung nhiệm vụ ổn định tài chính, phối hợpvới các biện pháp an toàn vĩ mô cùng với tăng cường hợp tác khu vực vàquốc tế nhằm tăng tính khả thi đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTTtrong mối quan hệ bền vững với các mục tiêu khác; (iii) sử dụng phươngpháp thực trong đo lường mức độ HNTC, điều chỉnh thành phần dòngvốn theo hướng tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) có chấtlượng, cải thiện môi trường để thu hút vốn đầu tư gián tiếp (FPI) và quảnlý chặt chẽ vốn đầu tư khác nhằm gia tăng HNTC toàn cầu một cách bềnvững.Từ khóa: hội nhập tài chính, chính sách tiền tệ. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨUBối cảnh thực tiễnMục tiêu chính của CSTT là giữ ổn định giá trị đồng tiền nhằm thúc đẩytăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Tuy nhiên, bối cảnh HNTC ngàycàng gia tăng đang đặt ra thách thức cho điều hành CSTT của các quốcgia. Về mặt chính sách và trong nghiên cứu học thuật, sự độc lập củaCSTT là một trong những vấn đề cơ bản nhất của một nền kinh tế mở(Taguchi, Nataraj & Sahoo 2011). Lý thuyết Bộ ba bất khả thi trong kinhtế vĩ mô quốc tế cho thấy, một quốc gia chỉ có thể theo đuổi hai trong balựa chọn là cố định tỷ giá, độc lập CSTT trong nước và sự di chuyển tựdo của dòng vốn quốc tế hay HNTC (Mankiv 2009). Do đó, nếu khôngđặt giới hạn lên dòng vốn quốc tế trong khi tỷ giá vẫn được giữ cố địnhsẽ cản trở khả năng thực thi CSTT độc lập. Ngoài ra, nhiều nghiên cứutranh luận rằng, HNTC toàn cầu đã làm cho điều kiện tài chính trongnước trở nên biến động hơn với những thay đổi của thị trường vốn bênngoài. Thị trường tài chính trong nước cũng nhạy cảm hơn với nhữngnhân tố toàn cầu làm cho lãi suất ngắn hạn và dài hạn ngày càng tách rờinhau. Bởi vì lãi suất dài hạn tác động lên cả hoạt động tài chính và kinhtế thực nên sự không gắn kết giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn sẽ gây khókhăn trong quản lý ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô.Cùng với xu hướng toàn cầu hóa tài chính đang diễn ra ngày càng mạnhmẽ, Việt Nam cũng đang từng bước mở cửa thị trường để thu hút cácdòng vốn quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Dòngchảy vốn đầu tư của Việt Nam gia tăng nhanh chóng kể từ khi gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) vàonăm 2007, trong khi đó, tỷ giá được giữ ở mức ổn định khá cao trong suốtgiai đoạn nghiên cứu đã đặt ra thách thức đối với độc lập CSTT cho ViệtNam. Đồng thời, dòng vốn quốc tế gia tăng cùng với xu hướng di chuyểnlệch nhau trong nhiều giai đoạn giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn của Việt 2Nam cũng đặt ra vấn đề cần xem xét về truyền dẫn CSTT trong điều kiệngia tăng HNTC hiện nay.Các nghiên cứu có liên quanTác động của HNTC đến độc lập CSTT được đề cập nhiều trong cácnghiên cứu ở nước ngoài. Nhìn chung, vấn đề này thường được nghiêncứu trong mối quan hệ với các biến số còn lại của Bộ ba bất khả thi hayBộ ba bất khả thi kết hợp với dự trữ ngoại hối. Điển hình trong các nghiêncứu về Bộ ba bất khả thi là Aizenman, Chinn & Ito (2008). Aizenman &ctg (2008) phát triển bộ số liệu đo lường các nhân tố của Bộ ba bất khảthi, bao gồm độc lập CSTT, HNTC, và ổn định tỷ giá. Tương tựAizenman & ctg (2008), nhiều nghiên cứu cũng đã tiến hành đo lường babiến chính sách ở các quốc gia, nhóm quốc gia khác nhau với một số khácbiệt như Aizenman, Chinn & Ito (2010); Hutchison, Sengupta & Singh(2010); Cortuk & Singh (2011); Gl ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Hội nhập tài chính Chính sách tiền tệ Quản lý tiền tệ tại Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 309 0 0 -
54 trang 306 1 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 301 2 0 -
38 trang 281 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 280 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 240 0 0 -
Bàn về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam
4 trang 235 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 231 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 183 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 182 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát
49 trang 175 0 0 -
Nguyên lý Kinh tế vĩ mô (Bài Tập và lời giải): Phần 2
77 trang 160 0 0 -
27 trang 159 0 0
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 159 0 0 -
27 trang 157 0 0
-
29 trang 149 0 0
-
26 trang 143 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 140 0 0