Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Truyền thông Đại chúng: Thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.23 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là khảo sát thực trạng của thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Nam hiện nay nhằm bổ sung, phát triển hệ thống lý luận về thể loại phỏng vấn, phát hiện những hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thể loại này trên thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Truyền thông Đại chúng: Thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Nam BỘ GIÁO DỤC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH VÀ ĐÀO TẠO QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYÊN TRUYỀN LÊ THỊ NHÃ THỂ LOẠI PHỎNG VẤNTRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát báo Lao Động, Thanh Niên, Hà Nội mới và Tuổi Trẻ TPHCM từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 62 32 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG HÀ NỘI - 2010 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Nguyễn Thị Thoa 2. TS. Nguyễn Tuấn Phong Phản biện 1: PGS,TS. Dương Xuân Sơn Phản biện 2: TS. Nguyễn Thế Kỷ Phản biện 3: PGS,TS. Đinh Thị Thúy HằngLuận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hà Nội Vào hồi: ....... giờ............ ngày..........tháng ......... năm 2010 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1. Lê Thị Nhã (2/2003), Chữ tâm của nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình, Tạp chí Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, tr . 25-27;2. Lê Thị Nhã (2005), “Tri thức, vốn sống - sức mạnh của nhà báo cách mạng”, 80 năm báo chí cách mạng Việt nam - những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Phân viện BC và TT, HN, tr. 193 - 204;3. Nhã Lê (4/2006), Thế mạnh của thể loại phỏng vấn, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, tr . 45-47;4. Lê Thị Nhã (2008), “Vài ý kiến chia sẻ trong dạy và học môn phỏng vấn”, Báo chí và truyền thông đại chúng - Đào tạo và bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập (Kỷ yếu khoa học quốc tế), Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Friedrich Ebert Stiftung, Hà Nội, tr. 301-308;5. Lê Thị Nhã (9/2008), Sự ra đời và phát triển của thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Nam, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tr. 69-71;6. Lê Thị Nhã (3/2009), Những yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của thể loại phỏng vấn báo chí nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tr. 13- 15;7. (8/2009), Câu hỏi đóng trong phỏng vấn báo chí, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tr. 56-58;8. Nhã Lê (5/2010), Một số sai phạm trong phỏng vấn báo chí, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tr. 63-65. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Mặc dù xuất hiện khá phổ biến trên các tờ báo nhưng thể loại phỏng vấn vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức. Trong những tài liệu nghiên cứu về phỏng vấn, các tác giả thường chútrọng tới phương pháp, kỹ năng phỏng vấn, ít nghiên cứu về thể loại phỏng vấn. Ở Việt Nam, mặc dù một số tác giả đã đề cập tới thể loại phỏng vấn nhưng chưa có côngtrình khoa học nào nghiên cứu thật chi tiết, tổng thể về lý luận thể loại phỏng vấn và chưađiều tra thực trạng của thể loại này trên thực tế báo chí nước ta. Hiện nay, thể loại phỏng vấn phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thànhcông đáng ghi nhận, chất lượng của thể loại phỏng vấn còn một số vấn đề tồn tại. Mâu thuẫngiữa sự phát triển nhanh chóng về số lượng và yêu cầu cao về chất lượng của các tác phẩmphỏng vấn đòi hỏi phải có những nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn một cách chân thực,nghiêm túc nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữachất lượng của thể loại này. Với những lý do cơ bản nói trên, chúng tôi chọn đề tài “Thể loại phỏng vấn trên báoin Việt Nam hiện nay ” (Khảo sát báo Lao Động, Thanh Niên, Hà Nội mới và Tuổi TrẻTP. HCM từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008) làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngànhbáo chí của mình.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là khảo sát thực trạng của thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Namhiện nay nhằm bổ sung, phát triển hệ thống lý luận về thể loại phỏng vấn, phát hiện nhữnghạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thể loại này trên thực tiễn.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận chung về thể loại phỏngvấn. Thứ hai, điều tra thực trạng của thể loại phỏng vấn qua các yếu tố: đề tài, nguồn tin, câuhỏi, đầu đề, sapô và các thông tin bổ trợ khác. Thứ ba, nêu những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể loại phỏngvấn trên báo chí nước ta trong giai đoạn hiện nay.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể loại phỏng vấn. - Đối tượng và phạm vi khảo sát chủ yếu là các tác phẩm phỏng vấn trên 4 tờ báo in:Lao Động, Thanh Niên, Hà Nội mới và Tuổi Trẻ TP.HCM, từ tháng 1/2006 tới 6/2008. Đâylà các nhật báo chính trị - xã hội có số lượng tác phẩm phỏng vấn xuất hiện khá nhiều vàthường xuyên. Về chất lượng, bên cạnh thành công, trên các tờ báo vẫn xuất hiện khánhiều tác phẩm phỏng vấn chất lượng chưa cao. Đây cũng là những tờ báo có số lượng pháthành lớn, diện phát hành rộng, có uy tín, được công chúng quan tâm. Các báo được chọntheo cơ cấu: trung ương - địa phương, vùng miền và đoàn thể khác nhau.4. Giả thuyết nghiên cứu của luận án Một vấn đề quan trọng nổi lên trong thực tế hiện nay là mâu thuẫn giữa sự phát triểnnhanh chóng về số lượng và hạn chế về chất lượng của các tác phẩm phỏng vấn trên báo in,biểu hiện qua những yếu tố cơ bản như: đề tài, nguồn tin, câu hỏi và một số yếu tố bổ trợkhác.5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu5.1. Cơ sở lý thuyết Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm triết học Mác- Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về vai trò, tính chấ ...

Tài liệu có liên quan: