Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học: Tả thực với hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật quốc ngữ giai đoạn giao thời

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.54 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án miêu tả sự tác động của nguyên lí tả thực đến các phươngdiện tổ chức không thời gian, quan niệm về con người, các phươngtiện kể, miêu tả... Trên cơ sở đó chỉ ra những đặc điểm của hoạt động hiện đại hóa của văn xuôi nghệ thuật giao thời. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học: Tả thực với hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật quốc ngữ giai đoạn giao thời BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI WX TRẦN VĂN TOÀN “TẢ THỰC” VỚI HIỆN ĐẠI HÓA VĂN XUÔINGHỆ THUẬT QUỐC NGỮ GIAI ĐOẠN GIAO THỜI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2010 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS. Nguyễn Đình Chú Phản biện 1: GS.TS Mã Giang Lân, ĐHKHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội. Phản biện 2: PGS.TS Đinh Trí Dũng, ĐHSP Vinh Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện Văn học Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận áncấp Nhà nước họp tại trường Đại học Sư Phạm Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2010. Có thể tìm hiểu luận án tại :- Thư viện Quốc gia Việt Nam.- Thư viện, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.- Thư viện Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những thành tựu quan trọng nhất của tiến trìnhhiện đại hóa là sự hình thành và xác lập hệ thống thể loại mới cónguồn gốc phương Tây: thơ – kịch – tiểu thuyết để thay thế cho hệthống thể loại truyền thống: văn – thơ – phú – lục. Trong giai đoạngiao thời, những biến đổi theo hướng hiện đại hóa của thơ trữ tình chỉdừng lại ở những “phá cách”, kịch nghệ cũng mới chỉ là những thửnghiệm đầu tay. Trong bối cảnh ấy, văn xuôi nghệ thuật ( bao gồm cảtruyện ngắn và tiểu thuyết) trở thành “nhân vật” chính của hệ thốngthể loại văn học giao thời bởi sự phong phú về số lượng cũng như sựphức tạp của những vấn đề văn học sử mà nó thể hiện. Trong văn xuôi nghệ thuật giao thời người ta thấy sự hiệndiện của những nguồn mạch truyền thống: truyện Nôm và hệ thốngvăn xuôi chữ Hán trung đại. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng ngàymột đậm nét của những nhân tố từ phương Tây. Diễn ra một quátrình đan xen và tích hợp Đông – Tây mà tả thực là nhân tố trungtâm. “Tả thực” là thuật ngữ do chính những nhà văn và nhà phê bìnhgiao thời đề xuất với nét nghĩa nội hàm: đối lập với những đặc điểmtải đạo, ước lệ của văn học truyền thống; đưa văn học đến với hiệnthực của cuộc sống đời thường. Với ý nghĩa ấy “tả thực” là một tiêuđiểm để chúng ta nhìn thấy rõ nhất sự hình thành của văn xuôi nghệthuật với tư cách một thể loại đặc thù của văn học hiện đại. Giai đoạn 1932-1945 là giai đoạn kết tinh của văn xuôi nghệthuật với sự phân chia thành hai dòng lãng mạn, hiện thực tuy nhiên 1trong cách tổ chức không-thời gian, trong quan niệm về con người ...của văn học thời kì này người ta đều nhận thấy những dấu ấn sâuđậm từ tính chất “tả thực” của văn học giao thời. “Tả thực” vì thế cầnđược nhìn nhận như là mẫu số chung cho văn xuôi nghệ thuật ViệtNam hiện đại. Văn học Việt Nam đương đại đang trong quá trình hội nhậpvới văn học thế giới. Trong một bối cảnh như thế, những nghiên cứuvề văn xuôi nghệ thuật giai đoạn giao thời có thể giúp chúng ta cómột cái nhìn đối sánh để từ đó rút ra những quy luật của văn họctrong tiến trình hiện đại hóa và hội nhập với văn học thế giới. Đó là những lý do để chúng tôi thực hiện luận án này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi điểm các thành tựunghiên cứu về “tả thực” theo ba chặng chính: 2.1.Chặng thứ nhất: từ đầu thế kỉ đến 1945 với hai giai đoạnchính. Giai đoạn đầu, với những tên tuổi như Nguyễn Văn Vĩnh vàđặc biệt quan trọng là Phạm Quỳnh và Thiếu Sơn khái niệm “tả thực”chủ yếu được nhìn bằng cái nhìn bên trong: dựa trên sự đối lập vớivăn học truyền thống. Giai đoạn thứ hai chủ yếu gắn với công trìnhNhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan lại thiên về cái nhìn từ bênngoài. Theo đó, khái niệm “tả thực”, “tả chân” được hiểu theo nộihàm của chủ nghĩa hiện thực phương Tây. 2.2.Chặng thứ hai: 1954-1975. Ở miền Bắc, vấn đề “tả thực”trong giai đoạn giao thời được thay thế bằng khái niệm “khuynhhường hiện thực” trong sự khu biệt với “khuynh hướng lãng mạn” 2(tồn tại song song với nó), đồng thời khu biệt với “chủ nghĩa hiệnthực” của giai đoạn 1932-1945. Từ Lê Trí Viễn cho đến NguyễnĐình Chú, Phan Cự Đệ đều thống nhất ở một điểm khi cho rằng sựràng buộc với nguyên tắc tải đạo trung đại là nguyên nhân chính hạnchế năng lực miêu tả và khái quát về hiện thực của văn xuôi nghệthuật giao thời. Đây cũng là điểm nhấn trong các công trình của cácnhà nghiên cứu miền Nam như Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, NguyễnVăn Xuân. Tuy nhiên nếu các nhà nghiên cứu miền Bắc chủ yếunhấn mạnh đến nội dung miêu tả hiện thực mang màu sắc xã hội họcthì các nhà nghiên cứu miền Nam lại đi sâu hơn ở những biểu hiệncủa hình thức nghệ thuật (đặc điểm của lời văn, từ vựng, bút pháp...) 2.3.Chặng thứ ba: từ 1975 đến nay. Thời kì này tả thực đượctiếp cận từ nhiều hướng: -Hướng tiếp cận “khuynh hướng hiện thực” trong mối quanhệ với các khuynh hướng khác như “khuynh hướng luân lí” và“khuynh hướng lãng mạn” ở giai đoạn nghiên cứu trước vẫn tiếp tụcđược triển khai và đào sâu (Huỳnh Lý, Hà Minh Đức, Phong Lê...). -Hướng tiếp cận theo vùng văn học qua đó khẳng định vai tròtiên phong của văn học Nam Bộ, đặc biệt là bộ phận văn học gắn vớinhững cây bút xuất thân từ Công giáo (Nguyễn Đăng Mạnh, NguyễnVăn Trung, Nguyễn Văn Y, Bùi Đức Tịnh, Bằng Giang, Cao XuânMỹ, Nguyễn Huệ Chi...). -Hướng tiếp cận theo thể loại với những nghiên cứu của CaoThị Như Quỳnh và John C. Schafer, Nguyễn Văn Trung, Vương TríNhàn nhắm tìm ra những mẫu số chung mang tính chất “tả thực” của 3văn xuôi n ...

Tài liệu có liên quan: