Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh với adiponectin, leptin huyết thanh
Số trang: 54
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.46 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án "Nghiên cứu tình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh với adiponectin, leptin huyết thanh" được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan với đái tháo đường thai kỳ tại Đồng bằng sông Cửu Long; xác định nồng độ và đánh giá mối liên quan của adiponectin, leptin huyết thanh với đái tháo đường thai kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh với adiponectin, leptin huyết thanh ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN KHÁNH NGANGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTHAI KỲ VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA BỆNH VỚI ADIPONECTIN, LEPTIN HUYẾT THANH Ngành : SẢN PHỤ KHOA Mã số : 9 72 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2023 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾNgười hướng dẫn khoa học: GS. TS. CAO NGỌC THÀNH GS. TS. PHẠM VĂN LÌNHPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp………..Vào lúc......giờ......ngày......tháng.......năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu - Đại học Huế 1 MỞ ĐẦU1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường thai kỳ là một típ trong phân loại bệnh đáitháo đường. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi từ 1 – 14% ở cácquốc gia trên thế giới. Có nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ đáitháo đường thai kỳ như chủng tộc, ảnh hưởng xã hội, phương phápchọn mẫu, chiến lược sàng lọc, tiêu chuẩn chẩn đoán… Năm 2018, BộY tế Việt Nam chính thức khuyến cáo sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoánđái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đườnguống 75g – 2 giờ. Dịch tễ học đái tháo đường thai kỳ đã được nghiêncứu ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, do trước đócó nhiều hướng dẫn về đái tháo đường thai kỳ nên kết quả rất khácnhau. Như vậy, với tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ mớiđược Bộ Y tế khuyến cáo, tình hình đái tháo đường thai kỳ tại khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long sẽ thay đổi như thế nào là một vấn đề đángquan tâm. Mặc dù một số cơ chế sinh lý bệnh chính trong đái tháo đườngthai kỳ đã được mô tả rộng rãi, nhưng trong vài thập niên gần đây, cácadipokines do mô mỡ tiết ra như adiponectin, leptin, resistin,chemerin, omentin… đã cho thấy có liên quan đến các thay đổi chuyểnhóa cơ bản đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, leptin và adiponectinđược nghiên cứu khá nhiều, hứa hẹn là những dấu ấn sinh học tiềmnăng liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Các nghiên cứu ghi nhậnở thai phụ đái tháo đường thai kỳ có sự gia tăng nồng độ leptin và giảmnồng độ adiponectin hơn so với thai phụ khỏe mạnh, cho thấyadiponectin và leptin có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của đái tháođường thai kỳ. Với mong muốn cung cấp số liệu dịch tễ học về bệnh lý rốiloạn chuyển hóa thường gặp ở người phụ nữ mang thai, hơn thế nữa,hiện tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu đánh giá mối liênquan giữa adiponectin cũng như leptin huyết thanh với nguy cơ đái 2tháo đường thai kỳ, do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứutình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh vớiadiponectin, leptin huyết thanh” với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan với đái tháo đườngthai kỳ tại Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Xác định nồng độ và đánh giá mối liên quan củaadiponectin, leptin huyết thanh với đái tháo đường thai kỳ.2. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Việc có thêm nghiên cứu tình hình ĐTĐTK tại khu vực Đồngbằng sông Cửu Long theo tiêu chuẩn được Bộ Y tế khuyến cáo năm2018 sẽ giúp hoàn thiện bản đồ dịch tễ học về bệnh lý ĐTĐTK tại ViệtNam. Đây là nghiên cứu mới tại Việt Nam về mối liên quan giữaadiponectin, leptin huyết thanh với nguy cơ ĐTĐTK. Nghiên cứu củachúng tôi góp phần tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về vai tròcủa adiponectin và leptin trong dự báo ĐTĐTK.3. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 122 trang: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu35 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang, kết quảnghiên cứu 28 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1trang. Luận án có 43 bảng, 12 hình, 1 sơ đồ, 9 biểu đồ, 150 tài liệutham khảo (21 tài liệu tiếng Việt và 129 tài liệu tiếng Anh). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong ba thánggiữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐtíp 1, ĐTĐ típ 2 trước đó.1.1.2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ Nhiều yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK đã được xác định. Nhữngyếu tố được xem là yếu tố nguy cơ cao được công nhận rộng rãi bao 3gồm mẹ lớn tuổi, thừa cân hoặc béo phì, chủng tộc, tiền sử ĐTĐTKvà tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất mắc ĐTĐ típ 2. Các yếu tố nguy cơtrung bình là tiền sử sinh con to, tiền sử sản khoa bất thường: thai chếtlưu không rõ nguyên nhân, thai dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sẩy thai,sinh non, hội chứng buồng trứng đa nang, đa thai…1.1.3. Bệnh sinh của đái tháo đường thai kỳ1.1.3.1. Cơ chế điều hòa glucose trong thai kỳ bình thường Trong thai kỳ bình thường, sự thay đổi chuyển hóacarbohydrate ở thai phụ biểu hiện với 3 đặc điểm lớn là: giảm nhạycảm với insulin, tăng nồng độ insulin huyết thanh và nồng độ glucosehuyết thanh thấp khi đói dễ xảy ra.1.1.3.2. Sinh lý bệnh của đái tháo đường thai kỳ Có vẻ như các yếu tố di truyền, biểu sinh và môi trường đều gópphần vào sự hình thành ĐTĐTK, đồng thời các cơ chế có liên quan nàykhá phức tạp và tiến triển trong một khoảng thời gian không hề ngắn.Trong nhiều yếu tố thì tình trạng suy giảm chức năng tế bào beta tuyếntụy trên nền đề kháng insulin mạn tính trong suốt quá trình mang thai làchính yếu nhất. Thêm vào đó, một số cơ quan và hệ thống bị ảnh hưởnghoặc tham gia vào cơ chế sinh bệnh học của ĐTĐTK, bao gồm: não, mômỡ, gan, cơ và nhau thai…1.1.4. Tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Tại ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh với adiponectin, leptin huyết thanh ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN KHÁNH NGANGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTHAI KỲ VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA BỆNH VỚI ADIPONECTIN, LEPTIN HUYẾT THANH Ngành : SẢN PHỤ KHOA Mã số : 9 72 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2023 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾNgười hướng dẫn khoa học: GS. TS. CAO NGỌC THÀNH GS. TS. PHẠM VĂN LÌNHPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp………..Vào lúc......giờ......ngày......tháng.......năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu - Đại học Huế 1 MỞ ĐẦU1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường thai kỳ là một típ trong phân loại bệnh đáitháo đường. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi từ 1 – 14% ở cácquốc gia trên thế giới. Có nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ đáitháo đường thai kỳ như chủng tộc, ảnh hưởng xã hội, phương phápchọn mẫu, chiến lược sàng lọc, tiêu chuẩn chẩn đoán… Năm 2018, BộY tế Việt Nam chính thức khuyến cáo sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoánđái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đườnguống 75g – 2 giờ. Dịch tễ học đái tháo đường thai kỳ đã được nghiêncứu ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, do trước đócó nhiều hướng dẫn về đái tháo đường thai kỳ nên kết quả rất khácnhau. Như vậy, với tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ mớiđược Bộ Y tế khuyến cáo, tình hình đái tháo đường thai kỳ tại khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long sẽ thay đổi như thế nào là một vấn đề đángquan tâm. Mặc dù một số cơ chế sinh lý bệnh chính trong đái tháo đườngthai kỳ đã được mô tả rộng rãi, nhưng trong vài thập niên gần đây, cácadipokines do mô mỡ tiết ra như adiponectin, leptin, resistin,chemerin, omentin… đã cho thấy có liên quan đến các thay đổi chuyểnhóa cơ bản đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, leptin và adiponectinđược nghiên cứu khá nhiều, hứa hẹn là những dấu ấn sinh học tiềmnăng liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Các nghiên cứu ghi nhậnở thai phụ đái tháo đường thai kỳ có sự gia tăng nồng độ leptin và giảmnồng độ adiponectin hơn so với thai phụ khỏe mạnh, cho thấyadiponectin và leptin có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của đái tháođường thai kỳ. Với mong muốn cung cấp số liệu dịch tễ học về bệnh lý rốiloạn chuyển hóa thường gặp ở người phụ nữ mang thai, hơn thế nữa,hiện tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu đánh giá mối liênquan giữa adiponectin cũng như leptin huyết thanh với nguy cơ đái 2tháo đường thai kỳ, do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứutình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh vớiadiponectin, leptin huyết thanh” với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan với đái tháo đườngthai kỳ tại Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Xác định nồng độ và đánh giá mối liên quan củaadiponectin, leptin huyết thanh với đái tháo đường thai kỳ.2. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Việc có thêm nghiên cứu tình hình ĐTĐTK tại khu vực Đồngbằng sông Cửu Long theo tiêu chuẩn được Bộ Y tế khuyến cáo năm2018 sẽ giúp hoàn thiện bản đồ dịch tễ học về bệnh lý ĐTĐTK tại ViệtNam. Đây là nghiên cứu mới tại Việt Nam về mối liên quan giữaadiponectin, leptin huyết thanh với nguy cơ ĐTĐTK. Nghiên cứu củachúng tôi góp phần tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về vai tròcủa adiponectin và leptin trong dự báo ĐTĐTK.3. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 122 trang: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu35 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang, kết quảnghiên cứu 28 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1trang. Luận án có 43 bảng, 12 hình, 1 sơ đồ, 9 biểu đồ, 150 tài liệutham khảo (21 tài liệu tiếng Việt và 129 tài liệu tiếng Anh). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong ba thánggiữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐtíp 1, ĐTĐ típ 2 trước đó.1.1.2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ Nhiều yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK đã được xác định. Nhữngyếu tố được xem là yếu tố nguy cơ cao được công nhận rộng rãi bao 3gồm mẹ lớn tuổi, thừa cân hoặc béo phì, chủng tộc, tiền sử ĐTĐTKvà tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất mắc ĐTĐ típ 2. Các yếu tố nguy cơtrung bình là tiền sử sinh con to, tiền sử sản khoa bất thường: thai chếtlưu không rõ nguyên nhân, thai dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sẩy thai,sinh non, hội chứng buồng trứng đa nang, đa thai…1.1.3. Bệnh sinh của đái tháo đường thai kỳ1.1.3.1. Cơ chế điều hòa glucose trong thai kỳ bình thường Trong thai kỳ bình thường, sự thay đổi chuyển hóacarbohydrate ở thai phụ biểu hiện với 3 đặc điểm lớn là: giảm nhạycảm với insulin, tăng nồng độ insulin huyết thanh và nồng độ glucosehuyết thanh thấp khi đói dễ xảy ra.1.1.3.2. Sinh lý bệnh của đái tháo đường thai kỳ Có vẻ như các yếu tố di truyền, biểu sinh và môi trường đều gópphần vào sự hình thành ĐTĐTK, đồng thời các cơ chế có liên quan nàykhá phức tạp và tiến triển trong một khoảng thời gian không hề ngắn.Trong nhiều yếu tố thì tình trạng suy giảm chức năng tế bào beta tuyếntụy trên nền đề kháng insulin mạn tính trong suốt quá trình mang thai làchính yếu nhất. Thêm vào đó, một số cơ quan và hệ thống bị ảnh hưởnghoặc tham gia vào cơ chế sinh bệnh học của ĐTĐTK, bao gồm: não, mômỡ, gan, cơ và nhau thai…1.1.4. Tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Tại ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Y họ Sản phụ khoa Đái tháo đường thai kỳ Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Hậu quả đái tháo đường thai kỳTài liệu có liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 288 0 0 -
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung
3 trang 228 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
27 trang 164 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
29 trang 150 0 0
-
26 trang 144 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
28 trang 137 0 0
-
27 trang 134 0 0