Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo rò động - tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu xác định một số đặc điểm về lâm sàng và siêu âm động mạch và tĩnh mạch nông ở cẳng tay người bệnh suy thận mạn có chỉ định chạy thận nhân tạo chu kỳ; xây dựng quy trình kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật tạo rò động mạch quay - tĩnh mạch đầu ở cẳng tay phục vụ chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo rò động - tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN SANH TÙNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬTTẠO RÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH Ở CẲNG TAY ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ Chuyên ngành : Ngoại Tim mạch Mã số : 62 72 07 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2010Luận án được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUÂN YNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Ngọc Hùng 2. TS. Nguyễn Tất ThắngPhản biện 1: GS. TS. Nguyễn Ngọc ThắngPhản biện 2: PGS. TS. Phạm Minh ThôngPhản biện 3: TS. Hà Phan Hải AnLuận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tạiHọc viện Quân y vào hồi 14 giờ 00 ngày 02 tháng 11 năm 2010.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia. - Thư viện Học viện Quân y. - Thư viện trường Đại học Y Dược Huế. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Nguyễn Sanh Tùng (2009), “Đặc điểm hình thái mạch máu chi trên ở bệnh nhân suy thận mạn”, Tạp chí Y học thực hành, (644 + 645), tr. 31-34.2. Nguyễn Sanh Tùng, Hồ Xuân Tuấn, Nguyễn Thị Cẩm Vân (2009), “Đặc điểm siêu âm mạch máu chi trên ở bệnh nhân suy thận mạn”, Tạp chí Y học thực hành, (658+659), tr. 190 -198.3. Nguyễn Sanh Tùng, Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Tất Thắng (2009), “Kích thước miệng nối và lưu lượng trở về trong nối thông động – tĩnh mạch ở cổ tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ”, Tạp chí Y học thực hành, (694), tr. 22-27. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Số người mắc suy thận mạn giai đoạn cuối trên thế giới và trong nướcđang ngày một gia tăng. Người bệnh sẽ tử vong nếu không được điều trịthay thế thận suy. Trong các phương pháp điều trị thay thế thận suy thì lọcmáu bằng thận nhân tạo chu kỳ chiếm khoảng 70-80% bệnh nhân và cầnphải có đường mạch máu để kết nối người bệnh với máy thận nhân tạo. Có nhiều loại đường mạch máu cho thận nhân tạo chu kỳ, nhưngđường rò động mạch quay - tĩnh mạch đầu ở cổ tay đang được thế giớiđánh giá là ưu việt nhất và chiếm khoảng 80% số bệnh nhân lọc máu. Tuy nhiên, độ lớn miệng nối vẫn đang là vấn đề thời sự. Miệng nốinhỏ, lưu lượng thấp sẽ không đủ lưu lượng cho lọc máu và nguy cơ tắcmạch. Miệng nối lớn sẽ có lưu lượng trở về quá cao, gây bất lợi cho ngườibệnh. Các tác giả nước ngoài thực hiện miệng nối rất khác nhau, từ 5,0 –15,0 mm, thậm chí đến 20,0 mm, tùy kinh nghiệm cá nhân. Ở Việt Nam, nhu cầu tạo rò động – tĩnh mạch để chạy thận nhân tạochu kỳ đang ngày một gia tăng, nhiều cơ sở điều trị cũng đã triển khai,nhưng đến nay phẫu thuật này vẫn chưa được đặt vấn đề nghiên cứu mộtcách đầy đủ, hệ thống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứuứng dụng phẫu thuật tạo rò động – tĩnh mạch ở cẳng tay để chạythận nhân tạo chu kỳ” nhằm 2 mục tiêu: 1. Xác định một số đặc điểm về lâm sàng và siêu âm động mạch vàtĩnh mạch nông ở cẳng tay người bệnh suy thận mạn có chỉ định chạythận nhân tạo chu kỳ. 2. Xây dựng quy trình kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật tạorò động mạch quay - tĩnh mạch đầu ở cẳng tay phục vụ chạy thận nhântạo chu kỳ. 2 2. Đóng góp mới của luận án 1. Đề tài nghiên cứu phẫu thuật tạo rò động tĩnh mạch ở cổ tay làmđường mạch máu chạy thận nhân tạo chu kỳ lần đầu tiên xác định đượccác đặc điểm về lâm sàng và thông số siêu âm của các mạch máu cẳng tayngười Việt Nam suy thận mạn giai đoạn cuối, làm cơ sở cho chỉ định tạorò động – tĩnh mạch và một số ứng dụng khác trong lâm sàng. 2. Xác định được chỉ định, quy trình phẫu thuật tạo rò động – tĩnh mạchở cổ tay một cách khoa học và đặc biệt là đưa ra được một kích thướcmiệng nối hợp lý, có cơ sở khoa học, phù hợp với đặc điểm người ViệtNam, có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở điều trị, góp phần nâng cao tỷlệ thành công của phẫu thuật và kết quả sử dụng đường rò phục vụ chạythận nhân tạo chu kỳ. 3. Cấu trúc của luận án Luận án có 134 trang, ngoài phần Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu(2 trang), Kết luận (2 trang) và Kiến nghị (1 trang), còn lại được chia làm4 chương:- Chương 1: Tổng quan tài liệu, 36 trang (3 – 38).- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, 20 trang (39-58).- Chương 3: Kết quả nghiên cứu, 33 trang (59 - 91).- Chương 4: Bàn luận, 40 trang (92 – 131). Luận án có 46 bảng, 13 biểu đồ, 26 hình và 150 tài liệu tham khảo,trong đó gồm 37 tài liệu tiếng Việt, 92 tài liệu tiếng Anh và 21 tài liệutiếng Pháp. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Suy thận mạn và điều trị thay thế thận suy 1.1.1. Bệnh thận mạn và các giai đoạn suy thận Trong 5 giai đoạn bệnh thận mạn, giai đoạn 4 và 5 tương ứng với suythận mức độ nặng và suy thận giai đoạn cuối, là các giai đoạn có chỉ địnhchuẩn bị và thực hiện các phương pháp điều trị thay thế thận để có thểduy trì cuộc sống cho người bệnh. 1.1.2. Các phương pháp điều trị thay thế thận suy Có ba phương pháp điều trị thay thế thận suy là ghép thận, lọc màngbụng và lọc máu ngoài thận bằng thận nhân tạo (TNT). Trong đó, lọc máungoài thận bằng TNT chiếm khoảng 70% - 80% tổng số bệnh nhân (BN)suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC). Phương pháp này được áp dụngcho STMGĐC từ năm 1960, nhờ có đường mạch máu bằng cầu nối động-tĩnh mạch ở cổ tay của Quinton và Scribner.1.2. Đường mạch máu chạy thận nhân tạo 1.2.1. Đường mạch máu tạm thời trong thận nhân tạo cấp cứu: thườngdùng catheter nòng đôi đặt vào tĩnh mạch (TM) đùi hoặc TM cảnh trong. 1.2.2. Đường mạch máu lâu dài trong thận nhân tạo chu kỳ 1.2.2.1.Nối tắt bên ngoài: nằm ngoài da, bao gồm nối tắt Quinton-Scribner, nối tắt Buselmeier và nối tắt Thomas. Do n ...

Tài liệu có liên quan: