Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá can thiệp tăng cường kết nối tới điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV tại tỉnh Ninh Bình năm 2014-2017

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.04 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm phân tích thực trạng kết nối tới điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV và một số rào cản tại tỉnh Ninh Bình năm 2014-2015. Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp tăng cường kết nối người nhiễm HIV đến điều trị HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tại tỉnh Ninh Bình năm 2016-2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá can thiệp tăng cường kết nối tới điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV tại tỉnh Ninh Bình năm 2014-2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG --------------- Lê Bảo Châu ĐÁNH GIÁ CAN THIỆPTĂNG CƯỜNG KẾT NỐI TỚI ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI TỈNH NINH BÌNH NĂM 2014-2017 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số chuyên ngành: 60.72.03.01 Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Y tế công cộng Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Đỗ Mai Hoa Phản biện 1: PGS. TS. Phan Thị Thu Hương, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Thi Thơ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Phản biện 3: PGS. TS. Hồ Thị Hiền, Trường Đại học Y tế công cộng Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tạiTrường Đại học Y tế công cộng vào hồi 9 giờ 00 ngày 8 tháng 4 năm 2019.Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm thông tin - thư viện Trường Đại học Y tế công cộng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với người nhiễm HIV, việc kết nối sớm tới điều trị sau khi biết tìnhtrạng nhiễm là vô cùng quan trọng để được quản lý, chăm sóc và điều trị phùhợp. Sau khi đến cơ sở điều trị HIV, người nhiễm được đánh giá tình trạng sứckhoẻ, quản lý và điều trị kháng vi-rút (ARV) khi đủ điều kiện theo hướng dẫnquốc gia. Tại Việt Nam, những nỗ lực mở rộng điều trị ARV đã giúp gia tăng sốngười được điều trị ARV, làm giảm đáng kể số tử vong do AIDS hàng năm.Tuy nhiên, việc theo dõi, hỗ trợ người nhiễm HIV kết nối sớm tới điều trị saukhi chẩn đoán nhiễm HIV còn chưa được chú ý trong khi họ phải đối mặt vớinhiều loại rào cản dẫn tới việc không tìm kiếm điều trị hoặc tới điều trị khi bệnhđã ở giai đoạn muộn còn phổ biến. Tính đến tháng 12/2012, ước tính mới cókhoảng 40% người nhiễm tại Việt Nam được quản lý và điều trị HIV. Tỷ lệ baophủ ARV năm 2014 đạt khoảng 37%. Thêm vào đó, tình trạng kết nối tới điềutrị ở giai đoạn muộn với chỉ số tế bào lympho CD4 thấp còn phổ biến, năm2014 có tới trên 50% người nhiễm kết nối điều trị ARV ở ngưỡng CD4 dưới100 tế bào/mm3. Hậu quả của việc không điều trị hoặc điều trị muộn không chỉdẫn tới giảm hiệu quả điều trị, gia tăng gánh nặng bệnh tật, nguy cơ tử vong chongười nhiễm mà còn gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng và tăngchi phí cho hệ thống y tế. Tại Việt Nam, các nghiên cứu ở người nhiễm HIV chủ yếu tập trung vàotìm hiểu việc tuân thủ và duy trì điều trị của bệnh nhân (BN) đang điều trị ARV,các báo cáo về giai đoạn trước đó trong quy trình điều trị HIV - giai đoạn từ khixét nghiệm dương tính tới kết nối điều trị HIV- còn ít. Nghiên cứu “Đánh giácan thiệp tăng cường kết nối tới điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV tạitỉnh Ninh Bình năm 2014-2017” được thực hiện nhằm cung cấp những bằngchứng cụ thể về thực trạng kết nối tới điều trị HIV của người nhiễm, những ràocản và kết quả của một số giải pháp nhằm cải thiện kết nối điều trị của ngườinhiễm HIV tại Ninh Bình, là 1 trong 10 tỉnh có số người phát hiện nhiễm HIVnăm 2013 tăng cao nhất so với năm 2012 trên toàn quốc. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Phân tích thực trạng kết nối tới điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV và một số rào cản tại tỉnh Ninh Bình năm 2014-2015 2. Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp tăng cường kết nối người nhiễm HIV đến điều trị HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tại tỉnh Ninh Bình năm 2016-2017. Những điểm mới/đóng góp của luận án Mặc dù có những hạn chế nhất định chủ yếu do thiết kế nghiên cứu canthiệp không có nhóm chứng nhưng đây là một trong những nghiên cứu nghiêncứu hiếm hoi tại Việt Nam tìm hiểu về khâu kết nối người nhiễm từ xét nghiệmtới điều trị, giúp cung cấp những bằng chứng cụ thể và có ý nghĩa thực tiễnquan trọng về thực trạng và những rào cản ảnh hưởng tới kết nối điều trị củangười nhiễm và gợi ý những giải pháp can thiệp phù hợp trong bối cảnh của địaphương để có thể đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 như Chính phủViệt Nam đã cam kết. Một số điểm mới/nhận định quan trọng rút ra từ nghiên cứu: - Nữ giới có xu hướng tích cực hơn nam giới trong việc kết nối tới điều trịsau khi biết tình trạng nhiễm cả trước và sau can thiệp. Họ còn có vai trò thúcđẩy quan trọng đối với chồng/bạn tình nhiễm HIV tham gia điều trị mặc dù chịuáp lực về các rào cản nặng nề hơn nam giới. Tuy nhiên, mức gia tăng tỷ lệ kếtnối điều trị ở nam cao gần gấp đôi so với nữ trong th ...

Tài liệu có liên quan: