Danh mục tài liệu

Xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ ảnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.22 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết được thực hiện nhằm từng bước nâng cao số lượng và chất lượng của nghiên cứu khoa học và thông qua đó ngày càng đáp ứng các tiêu chí xếp hạng đại học, nâng cao vị trí xếp hạng trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ ảnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(21), 19-24 ISSN: 2354-0753XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA XẾP HẠNG ĐẠI HỌC ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Thị Hoài Vân Email: dth.van@hutech.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 26/8/2024 In recent years, university rankings have emerged as a growing trend. From Accepted: 16/9/2024 another perspective, it has become a tool to ensure the quality of higher Published: 05/11/2024 education. Vietnam has a number of higher education institutions listed in prestigious world university rankings such as THE, QS, ARWU. This article Keywords aims to develop and define a questionnaire to assess the impact of university University rankings, rankings on scientific research activities of lecturers at higher education scientific research, institutions in Vietnam. The questionnaire was developed using qualitative construction and methods through expert interviews, document analysis and the reliability of standardization, higher the scale was assessed by EFA factor analysis and Cronbachs Alpha education coefficient with a sample of 117 staff and lecturers of higher education institutions. The results have built and standardized the scale of the questionnaire surveying the opinions of staff and lecturers on the impact of university rankings on scientific research activities of lecturers at higher education institutions in Vietnam. This study is a useful reference for further studies in proposing solutions in university ranking activities, contributing to promoting lecturers research activities.1. Mở đầu Xếp hạng đại học được nghiên cứu và được các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước chú trọng quan tâm trongthời gian khoảng 30 năm gần đây (Hazelkorn et al., 2014). So với các hoạt động khác, thời gian chưa dài, nhưng hoạtđộng xếp hạng đại học thực sự đã tác động rất lớn đến thương hiệu các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốctế. Trong những năm gần đây, xếp hạng đại học đã trở thành xu thế, ở một góc độ khác nó đã trở thành một công cụđảm bảo chất lượng giáo dục đại học (Đỗ Thị Hoài Vân và Lê Huy Tùng, 2022). Trong giáo dục đại học toàn cầu,hoạt động xếp hạng đại học yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học công bố chất lượng đào tạo đã nhận được sự quantâm và chú ý của các bên liên quan (Deming & Figlio, 2016). Đây được đánh giá là tiêu chí có thể tiếp cận thuận lợi,nhanh chóng để các bên liên quan như người học, phụ huynh, đối tác, công ty, doanh nghiệp, đơn vị truyền thông,nhà tuyển dụng, giảng viên (GgV), nhà nghiên cứu,... có căn cứ để tham khảo, quyết định và lựa chọn nơi học tập,hợp tác, đầu tư hay làm việc gắn bó lâu dài (Hazelkorn et al., 2014). Chính vì vậy, vị trí trên các bảng xếp hạng quốctế hiện nay đang là mối quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục đại học và là một phần không thể thiếu trong bối cảnhgiáo dục đại học ngày nay (Millot, 2015). Tại Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 được Quốc hộiban hành thông qua đã nêu rõ: “Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tíntrong nước, quốc tế” (Quốc hội, 2018). Tham gia hoạt động xếp hạng đại học quốc tế là từng bước hội nhập vàtoàn cầu hóa ngành giáo dục trong nước. Vì vậy, hoạt động xếp hạng đại học ngày càng nhận được sự quan tâmcủa nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cótên trong các bảng xếp hạng quốc tế còn rất khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân của thực trạng được đề cậpđến như: mặc dù các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đã đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoahọc (NCKH) nhưng các trường đại học chưa đánh giá một cách đầy đủ về tác động qua lại của xếp hạng đại họcđến hoạt động NCKH của GgV. Quá trình tham gia xếp hạng đại học và kết quả xếp hạng đại học là căn cứ quantrọng cho việc điều chỉnh, cải tiến hoạt động NCKH nhằm từng bước nâng cao số lượng và chất lượng của NCKHvà thông qua đó ngày càng đáp ứng các tiêu chí xếp hạng đại học, nâng cao vị trí xếp hạng trên các bảng xếp hạngđại học quốc tế. Vì vậy, để đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động NCKH củaGgV tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam, điều đầu tiên cần xây dựng được bộ công cụ tin cậy cho thực hiệnhoạt động này. 19 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(21), 19-24 ISSN: 2354-07532 Kết quả nghiên cứu2.1. Khái quát khảo sát - Đối tượng khảo sát: là cán bộ, GgV của 15 cơ sở giáo dục đại học có tham gia vào bảng xếp hạng đại học uytín trên thế giới hiện nay (QS, THE, ARWU), bao gồm: Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng,Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh,Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Văn Lang,Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải,Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: