
Xử lý ra hoa trên cây nhãn Phương pháp xử lý hóa chất
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý ra hoa trên cây nhãn Phương pháp xử lý hóa chất Xử lý ra hoa trên cây nhãn Phương pháp xử lý hóa chất Chen và ctv. (1984) cho biết xử lý ethephon ở nồng độ 500-1.000 ppm làm cho nhãn ra hoa 87,5% so với đối chứng là 28,6%. Wong (2000) cho biết ethephon có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và phát triển phát hoa nhãn. Phun ethephon ở nồng độ 400 ml/L trên giống nhãn “Shixia” đã làm gia tăng hàm lượng cytokinin giúp thúc đẩy sựphân hóa mầm hoa (Qiu và ctv.,, 2000). Xử lý ethephon đã làm tăng hàm lượngtinh bột và có lẽ có ích cho sự tượng hoa và phát triển của phát hoa (Wong, 2000).Nhằm tìm ra hóa chất có hiệu quả kích thích nhãn ra hoa trong mùa nghịch,Sritontip và ctv. (2005) đã thử nghiệm trên nhiều loại hóa chất như chlorate kali(bằng phun ở nồng độ 1.000 ppm, tưới vào đất với liều lượng 5 g/m2), NaOCl (50mL/m2), KNO3 (2,5%) và thiourea (0,5%). Kết quả cho thấy hóa chất chloratekali ở hai biện pháp phun hay tưới vào đất đều có tỉ lệ ra hoa cao trong khi Nitratekali và Thiourea có tỉ lệ ra đọt rất cao.Paclobutrazol là chất ức chế quá trình sinh tổng hợp gibberellin, có hiệu quả kíchthích ra hoa trên nhiều loại cây ăn trái, tuy nhiên hiệu quả kích thích ra hoa trêncây nhãn không ổn định. Huang (1996) cho biết paclobutrazol thúc đẩy sự phânhóa mầm hoa, phát hoa ngắn nhưng kết trái chặt nên làm tăng năng suất nhãn“Fuyan” ở Trung Quốc. Ở Thái Lan, Voon và ctv. (1992) cho biết rằng xử lýpaclobutrazol bằng cách phun đều lên lá ở nồng độ từ 500-1.000 ppm có thể kíchthích nhãn ra hoa nhưng kết quả không ổn định. Trong khi đó, Subhadrabandhu vàYapwattanphun (2001) cho rằng hóa chất nầy thất bại trong việc kích thích ra hoanhãn. Cũng có cơ chế tác dộng tương tự như paclobutrazol, nhưng Nie và ctv.,(2004) tìm thấy uniconazole ở các nồng độ 50, 100, 200 và 400 mg/L có tác dụnglàm tăng năng suất và đường tổng số nhưng làm giảm trọng lượng trái trên giốngnhãn Shixia ở Trung Quốc.Ở Thái Lan, nghiên cứu nồng độ Chlorate kali xử lý ra hoa cho nhãn bằng các tướivào đất, Manochai và ctv. (2005) nhận thấy có sự đáp ứng khác nhau giữa haigiống nhãn Si-Chompoo và Edaw. Giống Si-Chompoo ra hoa 100% ở nồng độ 1g/m2 trong khi giống E-Daw ra hoa 86% ở nồng độ 4 g/m2. Tuy nhiên, cả haigiống đều ra hoa sau khi xử lý hóa chất 21 ngày. Nghiên cứu xử lý Chlorate kalibằng biện pháp phun lên lá (Sritumtip và ctv.,, thông tin cá nhân, dẫn bởiManochai và ctv.,, 2005) ở nồng độ 2.000 ppm làm rụng lá và hiệu quả khôngkhác biệt giữa 1.000 và 2.000 ppm. Tác giả cũng nhận thấy biện pháp phun lên lácó hiệu quả khác nhau tùy theo mùa trên giống E-daw, trong đó mùa nóng tỉ lệ rahoa thấp (12%), trung bình trong mùa mưa (63%) và tốt nhất trong mùa lạnh(93%). Nghiên cứu biện pháp tiêm vào thân trên giống Si-Chompoo, Wiriya-alongkone và ctv.,, (1999) nhận thấy đây là biện pháp có thể thay thế cho biệnpháp tưới vào đất hay phun lên lá nhằm giảm ảnh hưởng đến cây hay môi trườngđất. Ở liều lượng 0,25 g/cm đường kính cành tương đương với 8 g/m2 qua biệnpháp tưới hay nồng độ 1.000 ppm bằng biện pháp phun l ên lá tỉ lệ ra hoa đạt 80%sau 5 tuần và 90% sau 7 tuần. Khảo sát ảnh hưởng của mùa vụ lên sự ra hoa củagiống nhãn E-daw bằng cách tưới vào đất với liều lượng 4 g/m2, Manochai vàctv., (2005) nhận thấy tương tự như biện pháp phun lên lá, hiệu quả kích thích rahoa khác biệt giữa các tháng trg năm. Trong mùa lạnh và khô (từ tháng 10-12 và3-4) tỉ lệ ra hoa đạt trên 80% nhưng tỉ lệ ra hoa đạt dưới 50% khi kích thích ra hoatrong mùa mưa (từ tháng 5-9). Tuổi lá khi xử lý Chlorate kali cũng là yếu tố ảnhhưởng đến tỉ lệ ra hoa. Manochai và ctv., (2005) nhận thấy lá non 10 ngày tuổikhông ra hoa trong khi lá 40-45 ngày tuổi (hơi cứng) tỉ lệ ra hoa 85% sau 45 ngàyvà đạt 100% sau 60 ngày ở liều lượng 8 g/m2. Ở liều lượng 8 g/m2 tác giả cũngnhận thấy thời gian phục hồi cần thiết cho hai vụ liên tiếp nhau không khác biệttuy nhiên, chiều dài phát hoa giảm nếu thời gian giữa hai vụ ngắn hơn ba tháng.Nghiên cứu biện pháp xử lý ra hoa trên giống nhãn tiêu Da Bò, Bùi Thị Mỹ Hồngvà ctv. (2004) đã đề xuất qui trình xử lý ra hoa cho nhãn tiêu Da Bò gồm các bướcchủ yếu như sau: Bắt đầu xử lý ra hoa bằng KClO3 với liều lượng 30 g/m đườngkính tán khi cơi đọt thứ hai trong giai đoạn lá lụa (lá non có màu đọt chuối). Bảyngày sau tiến hành khoanh vỏ trên cành cấp hai với chiều rộng vết khoanh từ 2-3mm, chừa lại 20% nhánh “thở” để nuôi rễ. Dùng dây nylon quấn quanh vết khoanhđể ngăn chặn sự hình thành tượng tầng. Ngưng tưới nước sau khi khoanh vỏ. Thờigian từ khi khoanh vỏ đến khi ra hoa từ 25-30 ngày. Tiến hành tưới nước trở lạikhi thấy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây nhãn kỹ thuật trồng trọt kỹ thuật nông nghiệp tài liệu nông nghiệp kỹ thuật nuôi trồngTài liệu có liên quan:
-
6 trang 182 0 0
-
6 trang 109 0 0
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 108 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 71 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 71 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 63 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 62 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 62 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 58 0 0 -
8 trang 55 0 0
-
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 55 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 54 0 0 -
4 trang 52 0 0
-
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 46 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 46 0 0 -
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 43 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 43 0 0 -
5 trang 41 1 0
-
2 trang 40 0 0
-
BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) - Rice Thrips
2 trang 39 0 0