Danh mục

Bệnh mày đay mạn tính - Dùng thuốc gì?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.30 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mày đay mạn tính là một bệnh lí dị ứng ngoài da thường gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện trong một thời gian ngắn và tái diễn liên tục hàng ngày của các sẩn phù, đi liền với ban đỏ và ngứa nhiều, kéo dài trên 6 tuần. Kích thước và hình dạng của các sẩn phù rất đa dạng, có thể chỉ nhỏ bằng đầu tăm hoặc thành mảng to dạng bản đồ. Ít nhất 50% bệnh nhân mày đay mạn tính có kèm theo phù mạch với biểu hiện sưng nề môi, mắt, khó thở hoặc nuốt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh mày đay mạn tính - Dùng thuốc gì? Bệnh mày đay mạn tính - Dùng thuốc gì?Mày đay mạn tính là một bệnh lí dị ứng ngoài da thườnggặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện trong một thời gian ngắnvà tái diễn liên tục hàng ngày của các sẩn phù, đi liền vớiban đỏ và ngứa nhiều, kéo dài trên 6 tuần. Kích thước vàhình dạng của các sẩn phù rất đa dạng, có thể chỉ nhỏbằng đầu tăm hoặc thành mảng to dạng bản đồ.Ít nhất 50% bệnh nhân mày đay mạn tính có kèm theo phùmạch với biểu hiện sưng nề môi, mắt, khó thở hoặc nuốtnghẹn do phù nề ở họng, thanh quản. Bệnh thường gặp ởngười trưởng thành, nữ gặp nhiều hơn nam và có yếu tốgia đình, hiện chưa có thống kê về tỷ lệ mắc bệnh màyđay mạn tính trong cộng đồng dân cư. Mặc dù không phảilà một bệnh nguy hiểm nhưng mày đay mạn tính có thểgây ảnh hưởng lớn đến tâm lí và chất lượng cuộc sống củangười bệnh. Cơ chế gây bệnh của mày đay mạn tính hiệnnay được cho là do phản ứng viêm kéo dài, theo cơ chế dịứng tại da và niêm mạc, với sự tham gia của nhiều loại tếbào và yếu tố gây viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể dodị ứng với thuốc, thức ăn hoặc các tác nhân từ môi trườngnhư bọ nhà, phấn hoa…, tuy nhiên, hầu hết các trườnghợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh chínhxác.Nguyên tắc chung trong điều trị mày đay mạn tính làkiểm soát triệu chứng với các thuốc ít độc tính nhất có thểnhư các thuốc kháng histamin và kháng leukotrien. Mộtsố thuốc ức chế miễn dịch với nhiều độc tính chỉ sử dụngtrong trường hợp người bệnh không đáp ứng với cácthuốc trên.Thuốc kháng histaminDo histamin là hoạt chất trung gian có vai trò hết sứcquan trọng trong mày đay mạn tính nên các thuốc khánglại thụ thể H1 của histamin cũng là sự lựa chọn hàng đầutrong điều trị bệnh. Những dẫn xuất kháng H1 được sửdụng nhiều nhất hiện nay là cetirizin, levocetirizin,loratadin, desloratadin và fexofenadin, tất cả đều thuộcthế hệ 2, ít hoặc không gây buồn ngủ. Nói chung, ở liềuthông thường, các dẫn xuất này có hiệu quả tương đươngnhau trong điều trị mày đay mạn tính và có thể kiểm soáttriệu chứng ở phần lớn (80-90%) bệnh nhân. Để đạt đượctối đa hiệu quả điều trị, các thuốc này nên được dùng đềuđặn hàng ngày trong giai đoạn đầu điều trị thay vì chỉuống khi có triệu chứng. Các thuốc kháng histamin H1 thếhệ cũ như hydroxyzin, diphenydramin, doxepin có thểđược dùng một lần buổi tối trước khi đi ngủ để kiểm soáttriệu chứng ở những bệnh nhân có ngứa nhiều về đêm. Dotính an toàn cao của các thuốc kháng H1 thế hệ mới nênmột số tác giả khuyến cáo việc tăng liều các thuốc nàygấp 2-4 lần trong những trường hợp không đáp ứng vớiliều thông thường. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận nàychỉ có hiệu quả với một số bệnh nhân và cần được nghiêncứu thêm. Một số nghiên cứu còn cho thấy, dùng phốihợp với các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin,ranitidin có thể làm tăng hiệu quả điều trị mày đay mạntính của các thuốc kháng H1 do có khoảng 15% các thụthể histamin ở da thuộc loại H2. Dị ứng thuốc là một trong những nguyên nhân gây bệnh mày đay.Các thuốc kháng leukotrienLeukotrien là một hoạt chất trung gian có vai trò khá quantrọng trong các phản ứng viêm dị ứng, do đó, các thuốc cótác dụng kháng lại hoạt chất này đã được thử nghiệmtrong điều trị nhiều loại bệnh dị ứng khác nhau, trong đócó mày đay mạn tính. Những kết quả nghiên cứu gần đâycho thấy, một số thuốc có tác dụng ức chế thụ thể củaleukotrien như montelukast hoặc zafirlukast, khi dùngphối hợp với các thuốc kháng histamin có thể giúp kiểmsoát triệu chứng ở một số bệnh nhân mày đay mạn tínhkhông đáp ứng với thuốc kháng histamin đơn thuần. Vớitính an toàn khá cao, nhóm thuốc này nên được điều trịthử khi bệnh nhân không đáp ứng với liều chuẩn của cácthuốc kháng histamin.CorticoidCác dẫn xuất corticoid như dexamethason, prednisolon,methylprednisolon… là những thuốc được sử dụng khárộng rãi trong điều trị các trường hợp mày đay mạn tínhkhông đáp ứng với thuốc kháng histamin. Hiệu quả điềutrị của các thuốc này khá rõ rệt trên lâm sàng, tuy nhiên,việc điều trị kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nhưloãng xương, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp… và dễ gâylệ thuộc vào thuốc. Những trường hợp nặng có thể cânnhắc điều trị một đợt corticoid uống liều thấp ngắn ngày(trong 1-2 tuần).CiclosporinLà một thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãitrong điều trị chống thải ghép và nhiều bệnh lí tự miễndịch. Trong một số trường hợp, mày đay mạn tính ở mứcđộ nặng, không đáp ứng với các thuốc kháng histamin vàkháng leukotrien, những trường hợp bị lệ thuộc vàocorticoid, ciclosporin có thể được cân nhắc lựa chọn. Cácbằng chứng y học cho thấy đáp ứng rất tốt của các trườnghợp mày đay mạn tính dai dẳng đối với ciclosporin ở liều2-4 mg/kg/ngày, tuy nhiên, việc chỉ định cần thận trọngdo độc tính cao của thuốc đối với thận. Bên cạnh nhữngnhóm thuốc kể trên, một số thuốc khác cũng đã được thửnghiệm trong xử trí các trường hợp mày đay mạn tính daidẳng như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: