
Bình vôi - nét văn hoá cổ Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình vôi - nét văn hoá cổ Việt Nam Bình vôi - nét văn hoá cổ Việt Nam Căn nhà của Giáo sư Hà Tôn Vinh có thể coi như một bảo tàng về các cổ vật. Đặcbiệt, bộ sưu tập bình vôi độc đáo với 300 chiếc thuộc những niên đại khác nhau khôngchỉ là thú chơi riêng của ông mà còn là di sản quý của văn hoá Việt Nam. Giáo sư Hà Tôn Vinh sưu tập các loại bình vôi với tâm niệm giản dị: bình vôi là đồvật mang nét văn hóa - lịch sử đặc biệt, nó gắn liền với sự tích trầu cau và văn hóa ăn trầucủa người Việt Nam. Trong các gia đình Việt Nam, nhất là những gia đình ở nông thôn, chiếc bình vôithường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Khi đã sử dụng lâu, vôi trong bìnhcứng hoặc bình rạn nứt thì chủ nhà sẽ mua bình mới. Bình vôi cũ được mang ra đặt cạnhcác cây đa cổ thụ hoặc cạnh miếu thờ, đền thờ. Chiếc bình vôi gợi cho ta nhớ đến hìnhảnh thân thương của người bà, người mẹ, nhớ đến những đám cưới hỏi mọi người quâyquần xúm lại bổ cau, quệt vôi, têm trầu với tiếng cười, câu chuyện râm ran. Để có được bộ sưu tập bình vôi độc đáo này, Giáo sư Hà Tôn Vinh đã nhiều năm đikhắp các vùng, miền tìm tòi và sưu tầm các loại bình vôi. Trong bộ sưu tập của ông, cónhiều bình vôi cổ với hoa văn trang trí phong phú. Hình ảnh hoa cau, quả cau, lá trầu vàcác dây cau trên bình vôi vẫn giữ nguyên được nét màu. Cũng có loại bình mang hình cáiấm tích, hay chiếc lọ tùy theo ngẫu hứng của nghệ nhân làm bình vôi. Những bình vôi này được làm bằng gốm, sứ, có tráng men trắng hoặc xanh, trang tríbằng những hình vẽ màu nhẹ nhàng, thơ mộng. Cũng có chiếc khắc họa mấy nét cỏ cây,một dáng mây và một vẻ thôn xóm yên bình. Các hoa văn vẽ rồng cũng rất nhiều, biểuhiện sự vương giả, giàu sang, uy quyền và những điềm lành. Hoa văn trang trí xungquanh bình vôi thường là phong cảnh làng quê, cảnh chùa chiền, núi sông, con ngườitrong lễ hội... Một số bình vôi màu men lục Chiếc bình vôi hơn 10 kg Kích cỡ bình vôi cũng khá đa dạng, có những chiếc cầm lọt tay nhưng có nhữngchiếc phải dùng sức mạnh của tay mới nâng lên được. Bộ sưu tập hiện nay của Giáo sưVinh có hai chiếc bình vôi to kỷ lục, nặng trên 10kg, niên đại thế kỷ XIX và một chiếcbình vôi độc nhất vô nhị không phải vì hoa văn và kích cỡ mà vì cái bình này lại có lỗcao đến hơn 20cm, vượt quai xách đến cả gang tay. Ông Vinh đã góp một số cổ vật chocác cuộc triển lãm ở Mỹ. Ông dự định mở một triển lãm ở trong nước mang tên Văn hóacổ của Việt Nam qua bình vôi và đưa bộ sưu tập bình vôi ra nước ngoài triển lãm. Những chiếc bình vôi chứa đựng dấu ấn văn hoá gia đình, cộng đồng đã được tậphợp thành bộ sưu tập. Đó là tâm huyết, tình yêu của Giáo sư Hà Tôn Vinh góp phần gìngiữ di sản quý của Việt Nam.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa cổ văn hóa Việt Nam nghệ thuật điêu khắc điêu khắc Việt Nam nghệ thuật hội họa tác phẩm mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 392 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 281 1 0 -
6 trang 264 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 199 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 163 0 0 -
189 trang 137 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 135 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 133 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
The laws of black and white - Nguyên lý hội họa đen trắng: Phần 2
155 trang 117 2 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 107 2 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
82 trang 86 0 0
-
24 trang 83 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 82 0 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 70 0 0 -
7 trang 62 1 0
-
Tiểu luận: Lịch sử nghề gốm Việt Nam
7 trang 61 0 0