Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 657.06 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy: Quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu về tài sản thế chấp, chi phí lót tay, quà tặng và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các SMEs.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMES Ở VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy: quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu về tài sản thế chấp, chi phí lót tay, quà tặng… và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các SMEs. Đồng thời, quá trình xử lý các hồ sơ vay vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn, giữa các doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý tài sản, sự phát triển của thị trường vốn là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Từ các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói riêng ở Việt Nam. Từ khóa: Khả năng tiếp cận vốn, SMEs, rào cản tiếp cận vốn 1. Giới thiệu Sau khi thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986, Chính phủ đã chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Các thị trường hàng hóa hầu như đã được tự do hóa, tuy nhiên thị trường nhân tố sản xuất đặc biệt là thị vốn vẫn bị kiểm soát. Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã nhấn mạnh “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân”, bởi vậy, khu vực này được xem là 'xương sống', bệ đỡ của nền kinh tế trong nhiều năm qua và là khu vực nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, ưu đãi chính sách... Chính điều này đã làm gia tăng các rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn đối với khu vực kinh tế tư 277 nhân. Đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (2017) đã xác định “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một định hướng quan trọng trong việc tháo gỡ các rào cản của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy các doanh nghiệp tư nhân mà phần lớn là các doanh nghiệp SMEs vẫn đang bị phân biệt đối xử khi tiếp cận với thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trước những vấn đề thực tế đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại mà hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Nhằm làm rõ những yếu tố đang là rào cản hiện hữu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài phần giới thiệu và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu gồm các mục: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến những rào cản mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận các nguồn vốn vay. Mục 3 sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic nhằm đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về các rào cản tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp được điều tra trong mẫu nghiên cứu. Cuối cùng là kết luận và một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã cho thấy một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs từ thị trường tài chính – tiền tệ chính thức như các yếu tố liên quan đến quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp, tài sản đảm bảo hay thế chấp, hiệu quả hoạt động và ngoài ra còn có các yếu tố liên quan về thể chế và thông tin thị trường. Xét về mặt quy mô, so với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp SMEs sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường chính thức. Do tính năng động và sự tăng trưởng nhanh ở các doanh nghiệp SMEs, khiến các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng khát vốn. Mặc dù, quy mô 278 món vay không lớn nhưng nhu cầu vay vốn lại diễn ra thường xuyên, trong khi đó khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp SMEs lại hạn chế (Garcia- Fontes, 2005), chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, tạo ra nhiều khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp SMEs trong hoạt động kinh doanh (Galindo và Schiantarelli, 2003; Beck và Demirgüç-Kunt, 2006). Một số nghiên cứu lại cho thấy sự thiếu minh bạch trong hạch toán và quản trị tài chính đôi khi tạo ra sự bất đối xứng về thông tin hoặc thiếu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp mà chính nó lại là cơ sở để các ngân hàng xem xét điều kiện cho vay của chính các doanh nghiệp này. Do vậy, trên giác độ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nhóm khách hàng SMEs được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn có sự minh bạch và đầy đủ về thông tin. Theo Lin (2009), trong trường hợp của Trung Quốc, do mức độ tin tưởng đối với SMEs thấp nên các ngân hàng thường đòi hỏi về thế chấp và các điều kiện vay đối với nhóm này cao hơn các doanh nghiệp lớn mà thông thường thì các SMEs lại không có khả năng đáp ứng. Nghiên cứu của Demirguc-Kunt (2006) ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMES Ở VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy: quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu về tài sản thế chấp, chi phí lót tay, quà tặng… và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các SMEs. Đồng thời, quá trình xử lý các hồ sơ vay vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn, giữa các doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý tài sản, sự phát triển của thị trường vốn là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Từ các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói riêng ở Việt Nam. Từ khóa: Khả năng tiếp cận vốn, SMEs, rào cản tiếp cận vốn 1. Giới thiệu Sau khi thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986, Chính phủ đã chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Các thị trường hàng hóa hầu như đã được tự do hóa, tuy nhiên thị trường nhân tố sản xuất đặc biệt là thị vốn vẫn bị kiểm soát. Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã nhấn mạnh “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân”, bởi vậy, khu vực này được xem là 'xương sống', bệ đỡ của nền kinh tế trong nhiều năm qua và là khu vực nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, ưu đãi chính sách... Chính điều này đã làm gia tăng các rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn đối với khu vực kinh tế tư 277 nhân. Đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (2017) đã xác định “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một định hướng quan trọng trong việc tháo gỡ các rào cản của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy các doanh nghiệp tư nhân mà phần lớn là các doanh nghiệp SMEs vẫn đang bị phân biệt đối xử khi tiếp cận với thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trước những vấn đề thực tế đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại mà hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Nhằm làm rõ những yếu tố đang là rào cản hiện hữu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài phần giới thiệu và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu gồm các mục: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến những rào cản mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận các nguồn vốn vay. Mục 3 sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic nhằm đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về các rào cản tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp được điều tra trong mẫu nghiên cứu. Cuối cùng là kết luận và một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã cho thấy một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs từ thị trường tài chính – tiền tệ chính thức như các yếu tố liên quan đến quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp, tài sản đảm bảo hay thế chấp, hiệu quả hoạt động và ngoài ra còn có các yếu tố liên quan về thể chế và thông tin thị trường. Xét về mặt quy mô, so với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp SMEs sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường chính thức. Do tính năng động và sự tăng trưởng nhanh ở các doanh nghiệp SMEs, khiến các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng khát vốn. Mặc dù, quy mô 278 món vay không lớn nhưng nhu cầu vay vốn lại diễn ra thường xuyên, trong khi đó khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp SMEs lại hạn chế (Garcia- Fontes, 2005), chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, tạo ra nhiều khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp SMEs trong hoạt động kinh doanh (Galindo và Schiantarelli, 2003; Beck và Demirgüç-Kunt, 2006). Một số nghiên cứu lại cho thấy sự thiếu minh bạch trong hạch toán và quản trị tài chính đôi khi tạo ra sự bất đối xứng về thông tin hoặc thiếu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp mà chính nó lại là cơ sở để các ngân hàng xem xét điều kiện cho vay của chính các doanh nghiệp này. Do vậy, trên giác độ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nhóm khách hàng SMEs được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn có sự minh bạch và đầy đủ về thông tin. Theo Lin (2009), trong trường hợp của Trung Quốc, do mức độ tin tưởng đối với SMEs thấp nên các ngân hàng thường đòi hỏi về thế chấp và các điều kiện vay đối với nhóm này cao hơn các doanh nghiệp lớn mà thông thường thì các SMEs lại không có khả năng đáp ứng. Nghiên cứu của Demirguc-Kunt (2006) ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Rào cản tiếp cận vốn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Kỹ thuật hồi quy Probit Tiếp cận vốn vay ngân hàngTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
6 trang 225 0 0
-
6 trang 206 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 188 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 172 0 0