Danh mục tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường: Tổng quan nghiên cứu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.47 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA tại cấp độ tổ chức/đơn vị, từ đó cung cấp rõ hơn về các cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng làm cơ sở cho việc đề xuất các nghiên cứu tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường: Tổng quan nghiên cứuCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Establishment and development of Environmental Management Accounting and itsapplication in developed countries. Nguyễn Đăng Học, Hoàng Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Hải Bình, Trần Minh Huệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt: Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu, bài viết chỉ ra, cơ sở lý thuyết được vậndụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môitrường (ECMA) gồm lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyếtsự khuếch tán của những đổi mới và lý thuyết bất định. Kết hợp phương pháp nghiên cứu địnhtính và định lượng các nghiên cứu chỉ ra, mức độ áp dụng ECMA chịu ảnh bởi các yếu tố thuộccả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, kế toán quản trị môi trường; mức độ áp dụngAbstract: Based on reviewing of relevant literature, the article provides an overview of theories onfactors affecting application of Environmental Cost Management Accounting (ECMA),including institutional theory, legitimacy theory, stakeholder theory, diffusion of innovationstheory, and contingency theory. Combining quantitative and qualitative research methods,literature pointed out that the application of ECMA influenced by either internal or externalfactors. Keywords: Factors Affecting, Environmental Cost Management Accounting, Application.JEL Classifications: M40, M41, M49DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.062023181. Đặt vấn đề Kế toán quản trị môi trường nói chung và kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA)nói riêng được coi là sự phát triển của kế toán truyền thống và khắc phục được hạn chế của hệthống kế toán truyền thống trong xác định, phân bổ và cung cấp thông tin về chi phí môi trường(USEPA, 1995; UNDSD, 2001; IFAC, 2005). Ngoài ra, việc áp dụng ECMA còn có thể dẫn đếncác cơ hội tiết kiệm chi phí (Jasch, 2003), giảm thiểu rủi ro về môi trường và xã hội (Burritt vàcộng sự, 2009) cải thiện hiệu suất chất lượng, tăng cường lợi thế cạnh tranh (Latan & cộng sự,2018). Tuy nhiên, EMCA chủ yếu mới được áp dụng ở các quốc gia phát triển như Mỹ, ChâuÂu, Úc, Nhật Bản, còn ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam thì mức độ áp dụngECMA còn hạn chế (Nguyễn Đăng Học, 2021). Bài viết này nhằm tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnhhưởng đến mức độ áp dụng ECMA tại cấp độ tổ chức/đơn vị, từ đó cung cấp rõ hơn về các cơ sởlý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng làm cơ sở cho việcđề xuất các nghiên cứu tiếp theo.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài Mỹ là quốc gia có những nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết và thực hành ECMA trong cáctổ chức cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các tổ chức đó. Trongmột nghiên cứu được thực hiện bởi Bennett & James (1998) chỉ ra, tại Mỹ do có chính sách rấtkhắt khe về chịu trách nhiệm pháp lý đối với vấn đề môi trường bằng cách đưa ra các chế tài xửphạt rất nghiêm ngặt nên tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng ECMA trong quản lý là rất cao vì họ chorằng trọng tâm của việc áp dụng ECMA là để nhận diện và tránh các khoản tiền phạt và nợ tiềmtàng do vấn đề liên quan đến môi trường gây ra. Điều đó cho thấy, chính sức ép từ Chính phủthông qua Luật hay các chế tài xử phạt có ảnh hưởng cùng chiều đối với mức độ áp dụng ECMAtrong các doanh nghiệp. Chang (2007), đã vận dụng lý thuyết bất định, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quanđể nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA tại trường Đại học RMIT. Kết quảnghiên cứu chỉ ra, việc áp ECMA còn nhiều hạn chế bởi các rào cản từ thái độ của nhà quản trị, ràocản về tài chính, nhận thức của nhà quản trị trong việc sử dụng thông tin môi trường trong ra quyếtđịnh, rào sản về thông tin và thiếu áp lực thể chế của luật pháp và các bên liên quan. Như vậy, sovới nghiên cứu của Bennett &James (1998) thì nghiên cứu này đã chỉ ra ngoài các yếu tố bên ngoàivà đặc biệt là áp lực của thể chế (Luật) thì việc áp dụng ECMA còn chịu ảnh hưởng của các yếu tốbên trong đơn vị như thái độ, nhận thức của nhà quản trị và năng lực tài chính của đơn vị. Có cùng nhận định với các nghiên cứu trước đó, Gadenne & cộng sự (2009) sử dụngphương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật như phân tích phương sai, mô hình phântích nhân tố khẳng định chỉ ra, mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ởQueensland (Úc) chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Theo đó,các quy định của Pháp luật về việc thực hiện quản trị môi trường buộc các công ty phải thay đổiquy trình kinh doanh và chiến lược của họ để đáp ứng các quy định. Hay nói cách khác, vì có cácquy định của Luật môi trường nên buộc các doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức và có nhậnthức về việc áp dụng ECMA nhằm đáp ứng các quy định của pháp luật. Ngoài ra kết quả nghiêncứu cũng chỉ ra, thiếu nguồn lực tài chính sẽ hạn chế việc áp dụng ECMA. Bên cạnh đó, để thựchiện ECMA thì cần áp lực từ bên ngoài và đặc biệt là sự thúc đẩy của của bên liên quan nhưkhách hàng, nhà cung cấp. Tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính, Setthasakko (2010) đã thực hiện nghiên cứunhằm xác định các nguyên nhân sâu xa cản trở việc áp dụng ECMA trong các công ty sản xuấtgiấy và bột giấy ở Thái Lan. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúcvới các lãnh đạo, quản lý môi trường và trưởng bộ phận kế toán của 3 công ty. Kết quả nghiêncứu chỉ ra, có 3 nguyên nhân cốt lõi cản trở việc áp dụng ECMA tại các công ty là là thiếu sự tổchức học tập, bồi dưỡng; Quan điểm hạn hẹp về hiệu quả kinh ...