Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái giữa nhân dân tệ và các đồng tiền của các quốc gia ASEAN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái giữa nhân dân tệ và các đồng tiền của các quốc gia ASEAN CƠ CHẾ HÌNH THÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI GIỮA NHÂN DÂN TỆ VÀ CÁC ĐỒNG TIỀN CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN TS. Lương Thái Bảo Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt Tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc với các đồng tiềncủa các quốc gia ASEAN trở thành mối quan tâm mới của giới nghiên cứu vànhững người làm thực tế nhất là trong viễn cảnh TPP đã được ký kết và đồngNhân dân tệ được chấp nhận vào giỏ tiền tệ quốc tế đứng sau Quyền rút vốn đặcbiệt của IMF. Bài viết trình bày cái nhìn của tác giả về tính khả thi của việc xácđịnh cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái giữa các quốc tra kể trên. Có những điềukiện cần để tiến tới cơ chế đó. Tuy nhiên những rào càn, nhất là chương trìnhphối hợp chính sách quốc tế của các quốc gia liên quan là những điều không dễxử lý trong ngắn hạn.1. Giới thiệu Năm 2015 thế giới chứng kiến hai sự kiện mang tính lịch sử liên quan đếnthương mại, đầu tư và tiền tệ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thứ nhất,Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước thànhviên APEC đã được thông qua.1 Thứ hai, đồng Nhân dân tệ của của Trung Quốcđược IMF chấp nhận đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế bên cạnh bốn đồng tiền khác làĐô la Mỹ, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật. Cả hai sự kiện này, bên cạnh những tácđộng dự kiến ở phạm vi toàn cầu, còn có ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc giaĐông và Đông nam Á trong đó có Trung Quốc và các quốc gia thuộc nhómASEAN. Như vậy tại vùng này, bên cạnh sự giao thoa tác động hiện có của liênkết vùng gồm Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các hiệp định thương mại tự dođã ký kết và đang đàm phán giữa ASEAN với các nước và khu vực khác1 TPP bao gồm 12 thành viên là Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada,Peru, Singapore, Việt nam, Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loanvà Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP. Trung Quốc và một số quốc gia khác thuộc nhómASEAN chưa có nhiều thông tin cụ thể. 135(ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN -EU…) thì TPP và vai trò mới của đồng Nhân dân tệ là những yếu tố cần được cânnhắc trong thời gian tới liên quan đến sự phát triển của thương mại và đầu tư củacác nước liên quan. Với sức mạnh kinh tế ngày càng tăng trong vòng hơn 20 qua và trở thànhnền kinh tế lớn nhất châu Á, hiển nhiên Trung Quốc có mong muốn thấy đồngtiền quốc gia của mình có vai trò ảnh hưởng lớn hơn đối với thương mại và đầu tưquốc tế. Trung Quốc đã và đang chuẩn bị các bước đi theo hướng này thông quamột loạt hành động bao gồm cho phép tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ thayđổi linh hoạt hơn với Đô la Mỹ, cán cân vốn của đồng Nhân dân tệ mở hơn, pháthành trái phiếu chính phủ bằng đồng Nhân dân tệ trên thị trường Luân đôn và đềnghị chấp nhận đồng Nhân dân tệ vào giỏ ngoại tệ mạnh của IMF… Bên cạnh đóTrung Quốc cũng đang tìm cách có được sự ủng hộ từ các quốc gia trong khu vựcđặc biệt là các quốc gia ASEAN cho việc “hội nhập tiền tệ” lớn hơn giữa đồngNhân dân tệ với các đồng tiền của các quốc gia này, bắt đầu từ một cơ chế hìnhthành tỷ giá hối đoái. Bài phân tích này lập luận rằng để tạo cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái giữaTrung Quốc và các quốc gia ASEAN, chúng ta cần phải tính đến các yếu tố sau:(i) phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế của các quốc gia liên quan, (ii) phốihợp chính sách tỷ giá hối đoái của các quốc gia liên quan, và (iii) quy trình lựachọn đơn vị tiền tệ giữa các quốc gia liên quan.2. Vị thế kinh tế và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong vùng Kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường vào cuối những năm1970, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trở thành đối tác quan trọngkhông thể thiếu được ở châu Á, giúp thúc đẩy sự thịnh vượng không chỉ củachính quốc gia này mà còn của các nền kinh tế trong vùng và khu vực. Nền kinhtế này, tích lũy dần dần sức mạnh thông qua việc tiếp nhận FDI với tư cách lànguồn tài trợ chính cho tăng trưởng, được đánh giá bởi cả giới làm chính sách vànghiên cứu là một trong những ví dụ điển hình về chính sách kinh tế hướng rabên ngoài tác động thế nào đến nền kinh tế quốc gia. Kết quả là Trung Quốc đượcví là “công xưởng của thế giới” trong gần hai thập kỷ đến nay. Tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt mức hơn 10% trong suốtnhững năm 1990 và 2000 nhờ mức đầu tư cao và mở rộng xuất khẩu liên tục giúpquốc gia này có được sức ảnh hưởng quan trọng không chỉ trong khu vực mà còntrên toàn thế giới trên các thị trường hàng hóa, vốn và cả công nghệ.136 Không ngạc nhiên rằng qua các năm do mức thặng dư cao trong thương mạiTrung Quốc đã có thể xây dựng sức mạnh kinh tế quốc tế của mình thông qualượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, lên đến gần 3.850 tỷ Đô la Mỹ vào cuối năm2014. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, việc kinh tế thế giới bị rơivào suy thoái và tiềm ẩn nhiều bất trắc đã cho Trung Quốc các cơ hội tuyệt vời đểmở rộng sự hiện diện kinh tế của mình đến tất cả các khu vực trên thế giới baogồm toàn châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Quốc gia này đã tích cựcvà chủ động tăng cường vài trò của mình trong lĩnh vực tài chính quốc tế mà nổibật nhất là sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) vàotháng 11 năm 2014. Có vai trò tích cực trong việc tạo ra chiến lược hoạt động,đóng góp vốn, thuyết phục các quốc gia trong và ngoài vùng tham gia Ngân hàngnày, Trung Quốc đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng quốc gia này có thể trở thànhngười thay đổi cuộc chơi trong hệ thống tài chính quốc tế trong tương lai. Ở cấp độ vùng, có bằng chứng rõ ràng rằng tăng trưởng kinh tế của TrungQuố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Tỷ giá hối đoái Cộng đồng kinh tế ASEAN Hiệp định thương mại tự do Hội nhập kinh tế quốc tếTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 520 0 0 -
205 trang 463 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 353 0 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 336 5 0 -
Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
39 trang 271 0 0 -
17 trang 242 0 0
-
3 trang 188 0 0
-
11 trang 181 4 0
-
23 trang 178 0 0
-
Tài liệu Câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn học Thanh toán quốc tế
0 trang 142 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 121
7 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh năm 2013 đề 008
6 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 12
6 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh -THPT Cảm Nhân năm 2013
4 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái đề 485
4 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học - Trường THPT Chu Văn An - Thái Nguyên
4 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái đề 326
6 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 1237
5 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 16
9 trang 1 0 0