Danh mục tài liệu

Có một Angkor khác ở Campuchia

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.82 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không nổi tiếng như Angkor Thom hay Angkor Wat, Angkor Borei ở tỉnh Takeo, Campuchia quyến rũ khách phương xa bằng nét duyên thầm của riêng mình.Phnom Da được xây chủ yếu bằng chất liệu đá ong - Ảnh: Nguyễn ĐìnhĐường đến Phnom Da - ngôi đền trên đỉnh đồi giữa cánh đồng của làng Prek Ta Phor, xã Kork Thalork, huyện Angkor Borei, Takeo, chỉ cách Phnom Penh khoảng 100km về hướng.nam nhưng rất hiếm bước chân du khách....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có một Angkor khác ở CampuchiaCó một Angkor khác ở CampuchiaKhông nổi tiếng như Angkor Thom hay Angkor Wat,Angkor Borei ở tỉnh Takeo, Campuchia quyến rũ kháchphương xa bằng nét duyên thầm của riêng mình.Phnom Da được xây chủ yếu bằng chất liệu đá ong - Ảnh:Nguyễn ĐìnhĐường đến Phnom Da - ngôi đền trên đỉnh đồi giữa cánhđồng của làng Prek Ta Phor, xã Kork Thalork, huyện AngkorBorei, Takeo, chỉ cách Phnom Penh khoảng 100km về hướngnam nhưng rất hiếm bước chân du khách.Núi đá Phnom DaTrong tiếng Khmer, Phnom là núi, Da là đá. Ngôi đền tọa lạcở một nơi thật đặc biệt: cả vùng trũng mênh mông với sáutháng nước lớn, Phnom Da như nổi lên giữa cánh đồng. Vàomùa khô, những con đường mòn ven đê lộ ra, có thể đếnđược đền bằng xe máy, nhưng hành trình không mấy dễ dàngvà thú vị cho bằng mùa nước nổi.Chúng tôi tìm đến bến thuyền ở tỉnh Takeo để thuê canô đếnPhnom Da, cách đi tốt nhất để tiết kiệm thời gian. Nhữngngười cho thuê canô cho biết hành trình mất hơn một giờ nếuthời tiết thuận lợi, khi gặp trời mưa phải tìm chỗ trú ẩn vìvùng này mùa nước nổi mênh mông thường có sét đánh lúccơn dông.Chiếc canô chạy theo con kênh 15 thẳng hướng Phnom Da,đi xuyên qua cánh đồng của người dân huyện Angkor Boreivới hình ảnh những chiếc ghe chài đi giăng câu, thả lưới,những cậu bé cùng chó săn lóp ngóp lội dòng nước lũ đi bắtchuột đồng. Thỉnh thoảng ngược hướng với hành trình củachúng tôi là những chiếc ghe bầu đến từ An Giang tải hàngnặng trĩu.Sau gần một giờ, giữa cánh đồng trắng xóa nước lũ nổi lênhai gò đồi nằm cạnh nhau phía chân trời, người dẫn đườngcho biết đấy chính là Phnom Da. Nhìn từ xa, ngôi đền trênđỉnh đồi chỉ là một chấm nhỏ, bị cỏ cây phủ kín. Từ bếnthuyền dưới chân núi, chúng tôi đi vào làng Prek Ta Phor. Cólẽ chẳng mấy ai đến Phnom Da mùa nước nổi nên khi thấy cókhách lạ, đám trẻ con cả làng ùa ra vây quanh chúng tôi, sốtsắng chỉ đường và dẫn chúng tôi lên đỉnh đồi.Chân núi Tháp khá rộng với vài miếu, chùa cùng hàng quánẩn mình trong bóng mát nhiều loại cây ăn trái. Quanh sườnnúi Tháp (thật ra là đồi đá) có khá nhiều hang động. Có hailần cầu thang hàng trăm bậc lên đỉnh núi. Đầu cầu thang nàocũng có hai tượng đầu rắn thần Naga năm đầu phùng mangnhư đón chào. Mình rắn uốn lượn hai bên đường lên. Lối lênkhông dốc mấy, nhưng vượt qua khoảng 60m đường lên núicũng mệt đứ đừ.Trẻ em ở Phnom Da thân thiện với du khách - Ảnh: NguyễnĐìnhKiến trúc thời kỳ tiền AngkorChỉ vài bước chân từ làng Prek Ta Phor, chúng tôi nhìn thấymột ngôi đền rất lạ mắt có tên gọi Ashram Maha Rosei, caochưa đầy 8m, không giống với bất kỳ kiến trúc đền đài nàokhác trên đất nước chùa tháp mà chúng tôi từng gặp. Ngôiđền xây bằng đá sa thạch xanh, có niên đại vào khoảng cuốithế kỷ thứ 7 ở thời kỳ Chân Lạp.Tiếp tục đi lên đỉnh đồi, sau vài lối rẽ theo các nấc thang,trước mặt chúng tôi là ngôi đền Phnom Da. Theo tài liệu ghilại, ngôi đền có bề ngang 12m và cao 18m, xây dựng từ thếkỷ thứ 6 dưới thời vua Rudravarman, thờ vị thần hủy diệt làShiva, một vị thần cao cả trong Hindu giáo. Như vậy PhnomDa có trước cả cái nôi của đế chế Angkor là ngôi đền SamboPreykuk ở tỉnh Kompong Thom.Điểm chung trong kiến trúc ở các đền đài thời kỳ tiền Angkor(thế kỷ 6, 7 và là dùng hai chất liệu chính: đá ong làm nềnmóng và gạch nung để xây đền. Sang đến thời kỳ Angkor,hầu hết kiến trúc đền đài chỉ dùng hai chất liệu chủ yếu là đáong và đá sa thạch. Điểm độc đáo chúng tôi nhận ra ở PhnomDa là kiến trúc khác lạ: phần đế móng và kiến trúc tường baođược làm bằng chất liệu đá ong đỏ, phần tháp đền xây bằnggạch nung, các ngạch cửa, mi cửa sử dụng đá sa thạch, điêukhắc những tượng thần trong Hindu giáo cùng các hoa vănđược trổ móc rất cầu kỳ, tinh xảo.Thông thường, các đền đài khác trên đất nước chùa tháp đềucó cửa quay về hướng đông, nhưng Phnom Da lại quay mặtvề hướng bắc, ba cửa còn lại của đền (gọi là cửa dụ) được bịtkín. Theo quan niệm của Hindu giáo, các cửa dụ ấy chỉ dànhcho thần linh, vì thần linh mới có phép thần để ra vào cửa dụ,còn người phàm sẽ đi vào cửa mở sẵn.Phnom Da không phải là một điểm đến lý tưởng để du lịchnếu so với những cụm đền đài khác trong quần thể Angkor ởtỉnh Siem Riep, bởi quanh làng Prek Ta Phor chẳng có dịchvụ gì phục vụ du lịch. Ở đây hàng Việt Nam chiếm đa số, cócả nơi đổi tiền: 1 riel “ăn” 5 đồng tiền VN.Khách du lịch khó tìm món ăn ngon nhưng nếu có bạn, vẫncó thể thưởng thức bữa ăn thịnh soạn với tôm càng, thịt bò,khô dê (mua từ biên giới Thái Lan) nướng. Bia ABC đenmàu thuốc bắc, thơm mùi Coca có vẻ thịnh hành ở đây.Tráng miệng miếng bánh bò thốt nốt vàng ruộm, ngọt thơm;miếng bánh bột gạo nước cốt dừa ngọt béo cảm nghe AngkorBorei - cố đô vua Cùi - như sống lại cùng những di vật trưngbày trong bảo tàng.Đường đến Phnom Da đi qua một vùng mênh mang nước lũ -Ảnh: Nguyễn ĐìnhCó thể dùng xe ngựa của dân đ ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: