
Đẩy mạnh xây dựng học liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh xây dựng học liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Thiều Huy Thuật Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Tóm tắt: Trong kỷ nguyên số, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài, đàotạo trực tuyến đã và đang được các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn là giải pháp hữuhiệu cho hoạt động đào tạo đại học. Học liệu điện tử là một trong các thành tố quantrọng để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Nó vừa giúp các cơ sở giáodục đại học cải thiện tình trạng thiếu hụt nguồn tài liệu cho giảng dạy, học tập, nghiêncứu khoa học, vừa giúp sinh viên, giảng viên dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn tài liệuphong phú, đa dạng và chất lượng. Bài viết này đưa ra một vài phân tích, đánh giá vềsự cần thiết phải xây dựng học liệu điện tử, thực trạng nguồn học liệu điện tử ở cáccơ sở giáo dục đại học và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xây dựng học liệu điện tửnhằm đáp ứng quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Học liệu điện tử, chuyển đổi số, giáo dục đại học.1. Sự cần thiết phải xây dựng học liệu điện tử trong giáo dục đại học Chuyển đổi số trong giáo dục là sự thay đổi phương thức dạy học, áp dụngcông nghệ thông tin hiện đại vào dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập củangười học, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sángtạo, chủ động. Chuyển đổi số trong giáo dục là một quá trình xảy ra mà sự thay đổi khôngnằm ở đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục hay các bên liên quan mà nằmở phương thức thực hiện giáo dục. Sự thay đổi về phương thức tất yếu dẫn tớinhững thay đổi về phương pháp, cách thức, kỹ thuật thực hiện giảng dạy, đàotạo. Sự thay đổi này buộc các cơ sở giáo dục đại học phải nghiên cứu đưa vào sửdụng, khai thác học liệu điện tử (HLĐT) để phù hợp với quá trình chuyển đổi số. Quan niệm chung về HLĐT: Có nhiều quan niệm về HLĐT. Có quan niệm cho rằng HLĐT là một tàiliệu học tập được cung cấp dưới dạng điện tử, tích hợp của các dạng thức đaphương tiện được số hóa khác nhau, như văn bản, âm thanh, hình ảnh. Có quanniệm cho rằng HLĐT là các tài liệu học tập được số hóa theo một cấu trúc, địnhdạng và kịch bản nhất định, lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy học.Dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, videosố, các ứng dụng tương tác và hỗn hợp các dạng thức nói trên. 459 Tuy có nhiều quan niệm về HLĐT nhưng nhìn chung có thể hiểu HLĐT làmột tài liệu học tập được cung cấp dưới dạng điện tử, tích hợp của các dạng thứcđa phương tiện, được số hóa khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, đượcsố hóa theo một cấu trúc nhất định, lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạyvà học thông qua các thiết bị điện tử. Xét dưới dạng thức thể hiện. Các loại HLĐTsử dụng trong dạy, học bao gồm: Cơ sở dữ liệu là một kho dữ liệu sử dụng trong dạy học, cho phép chứađựng tất cả các dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh. Nếuđược tổ chức tốt và có nội dung phù hợp thì đây sẽ là nguồn tư liệu quý báu, hữuích cho giáo viên. Sách điện tử: là một tài liệu tham khảo nhưng có sự kết hợp với các kỹ thuậtđa phương tiện nhằm cung cấp khối lượng thông tin lớn với các thao tác tìm kiếmdễ dàng, thuận tiện. Phần mềm dạy học là các phần mềm dùng cho mục đích dạy học, được thiếtkế theo ý đồ của các nhà sư phạm. Ngoài các dạng thức phổ biến trên, HLĐT còn có một số dạng thức khácnhư kho tài nguyên dạy học, các môi trường học tập mở. Sự cần thiết phải xây dựng HLĐT trong giáo dục đại học: HLĐT là một trong các thành tố quan trọng hàng đầu để triển khai đào tạođại học dưới hình thức trực tuyến ở các cơ sở giáo dục đại học. HLĐT trong dạyhọc không chỉ là những công cụ, phương tiện truyền đạt thông tin đến người họcdưới dạng in bài, sao chép, xem video mà với những ưu thế của mình, HLĐTđược xem như một phương tiện dạy học, có vai trò thúc đẩy và điều phối hoạtđộng dạy và học nhằm giúp người học khám phá và chiếm lĩnh tri thức. HLĐTgiúp các trường đại học cải thiện trên nhiều phương diện, trong đó có thể thấy rõnhất ở các phương diện sau: HLĐT giúp hỗ trợ tìm kiếm tri thức và giúp người học tạo ra kiến thức mộtcách có hệ thống; tạo ra môi trường hỗ trợ học tập thông qua biểu diễn, mô phỏngcác tình huống và vấn đề thực tế, xác lập không gian để người học thực hiện cácnhiệm vụ học tập; tạo ra môi trường xã hội hỗ trợ người học thông qua trao đổicộng đồng, hợp tác, tranh luận, bàn bạc với các thành viên khác trong lớp cũngnhư với giảng viên để giải quyết nhiệm vụ học tập. HLĐT còn được xem nhưngười đồng hành tri thức hỗ trợ học tập qua các phản ánh cũng như điều hướnghoạt động tương ứng, giúp người học đi đúng hướng trong quá trình lĩnh hội trithức; tạo và duy trì môi trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đại học Học liệu điện tử Xây dựng học liệu điện tử Chuyển đổi số trong giáo dục đại học Khai thác học liệu điện tử Đào tạo trực tuyếnTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 225 0 0 -
10 trang 225 1 0
-
171 trang 225 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
200 trang 198 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 187 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 178 1 0 -
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
11 trang 154 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
Sổ giáo án lý thuyết, giáo án thực hành, giáo án tích hợp.
27 trang 138 0 0 -
SLIDE QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 136 0 0 -
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 trang 135 0 0 -
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
8 trang 125 0 0 -
Vai trò của trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ trong cầu đại học của các hộ gia đình
9 trang 116 0 0 -
17 trang 108 2 0
-
Tiểu luận: GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
24 trang 106 0 0 -
Thực trạng liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên giáo dục đại học
5 trang 105 0 0 -
Đề án về Đổi mới giáo dục đại học
131 trang 104 0 0