Danh mục tài liệu

Đề xuất khung năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.05 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra những quan điểm tiếp cận xây dựng khái niệm năng lực dạy học STEM, khung năng lực dạy học STEM, từ đó đề xuất khung năng lực dạy học STEM của SV ngành SPTH; đồng thời chỉ rõ sự phù hợp của khung năng lực dạy học STEM vừa đề xuất với định hướng dạy học STEM của Bộ GD-ĐT (2020) và những yêu cầu cần đạt về năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất khung năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(19), 25-29 ISSN: 2354-0753 ĐỀ XUẤT KHUNG NĂNG LỰC DẠY HỌC STEM CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC Nguyễn Chiến Thắng1, Trần Lê Huyền2, 1 Trường Đại học Sài Gòn; 2Trường Đại học Vinh Trương Hùng Phương2, + Tác giả liên hệ ● Email: hau.cntt.dhv@gmail.com Nguyễn Bùi Hậu2,+ Article history ABSTRACT Received: 13/6/2024 One of the basic goals of STEM education is to develop STEM competencies Accepted: 08/7/2024 for students. To achieve that, teachers must have the ability to teach STEM. Published: 05/10/2024 Therefore, building a STEM teaching competency framework for teachers of each subject to contribute to the development of learners’ STEM Keywords competencies is necessary and has important implications for learners and STEM teaching competency, teachers. This study proposes a STEM teaching competency framework for Informatics education, Informatics Education majors, including 03 component competencies: STEM education, students General awareness of STEM education; Designing STEM education topics in teaching Informatics; Organizing teaching, testing and assessment in teaching STEM education topics in Informatics, corresponding to the 12 manifestations. Through analysis, we find that the structure of this STEM teaching competency framework is consistent with the requirements of STEM education-oriented teaching in Vietnam. This will be the basis for educators to develop tools to evaluate the STEM teaching capacity of Informatics Education majors.1. Mở đầu Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục tập trung vào cả 4 lĩnh vực: Khoa học (Science), Công nghệ(Technology), Kĩ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Trong đó, nội dung học tập được gắn với thựctiễn, phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hướng hành động. Giáo dục STEM với vai trò cung cấp cáckiến thức và kĩ năng cần thiết cho người học thế kỉ XXI, dự báo sẽ là xu hướng giáo dục trong tương lai. Tại ViệtNam, giáo dục STEM được phát triển mạnh mẽ và chính thức triển khai trong giáo dục trung học theo Công văn số3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD-ĐT (2020). Một trong các mục tiêu của giáo dục STEM là hướng đến trang bịcho HS năng lực STEM ngay từ khi học tập ở trường phổ thông, chuẩn bị nền tảng cơ bản cho người học khi thamgia vào các ngành nghề STEM sau này. Trong đó, năng lực STEM của HS phổ thông là khả năng huy động tổng hợpkiến thức, kĩ năng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong từng bối cảnhcụ thể, mang lại giá trị cho cá nhân và cộng đồng (Nguyễn Thanh Nga và cộng sự, 2022). Để HS có được năng lựcSTEM, GV cần có năng lực dạy học STEM, cụ thể là GV cần nắm vững những kiến thức cơ bản về giáo dục STEM,về thiết kế, tổ chức dạy học, cũng như thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo chủ đề giáo dụcSTEM. Để lựa chọn được chủ đề giáo dục STEM, GV cần phân tích các mục tiêu, mạch nội dung của các chương,phần trong chương trình học, từ đó xác định được nội dung gắn với thực tiễn, đưa ra chủ đề giáo dục STEM phù hợpvà tổ chức dạy học cho HS. Tin học là một nội dung của giáo dục STEM, có nhiều ứng dụng vào việc thiết kế vàtriển khai các hoạt động STEM theo hướng “nhúng” trực tiếp vào các hoạt động STEM hoặc sử dụng nó như mộtcông cụ để hỗ trợ giáo dục STEM (Nguyen et al., 2024). Từ thực tế này, với vai trò của môn Tin học trong giáo dụcSTEM, một trong những mục tiêu đào tạo sinh viên (SV) ngành Sư phạm Tin học (SPTH) ở bậc đại học cần đượcquan tâm là phát triển năng lực dạy học STEM. Để phát triển năng lực dạy học STEM cho SV ngành SPTH, giảngviên cần xây dựng khung năng lực dạy học STEM để giúp SV định hướng, có động cơ học tập, từ đó chủ động lậpkế hoạch học tập, tự đánh giá năng lực dạy học của mình. Giảng viên cũng có thể căn cứ vào khung năng lực dạyhọc này để lựa chọn những nội dung, phương pháp dạy học phù hợp, từ đó xây dựng công cụ đánh giá năng lực dạyhọc STEM cho SV, giúp các em rèn luyện năng lực dạy học STEM một cách hiệu quả (Thái Hoài Minh, 2018). Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra những quan điểm tiếp cận xây dựng khái niệm năng lực dạy học STEM,khung năng lực dạy học STEM, từ đó đề xuất khung năng lực dạy học STEM của SV ngành SPTH; đồng thời chỉ rõ 25 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(19), 25-29 ISSN: 2354-0753sự phù hợp của khung năng lực dạy học STEM vừa đề xuất với định hướng dạy học STEM của Bộ GD-ĐT (2020)và những yêu cầu cần đạt về năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số vấn đề lí luận2.1.1. Giáo dục STEM Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong dạy học, trong đó nội dung các bài học được đặt trong thếgiới thực, ở đó HS được áp dụng kiến thức và kĩ năng của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vàocác bối cảnh cụ thể nhằm kết nối giữa trường học và cộng đồng, hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn(Pennsylvania Autism Census Project, 2009). Ngoài ra, giáo dục STEM còn chú trọng trang bị cho HS những kĩnăng mềm của người công dân trong thế kỉ XXI như tư duy phản biện và sáng tạo, kĩ năng diễn đạt và thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: