Giải pháp đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 373.03 KB
Lượt xem: 54
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, tác giả đã đề xuất được năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn, từ đó góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NHÃN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA Phạm Thị Vân Anh Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc Email: vananhpt@utb.edu.vn Tóm tắt: Cây nhãn là cây ăn quả chủ lực đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân huyện Sông Mã. Những năm vừa qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành của huyện, tỉnh, sự quyết tâm đồng lòng của lãnh đạo các hợp tác xã và người dân. Đến nay, sản phẩm Nhãn Sông Mã đã xây dựng được thương hiệu, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên, để có chỗ đứng vững chắc, xuất khẩu bền vững được sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe, việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, tác giả đã đề xuất được năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn, từ đó góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Từ khoá: Nhãn Sông Mã, thương hiệu, xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, cách trung tâm thành phố Sơn La 110 km, có diện tích đất tự nhiên là 163.922,3 ha [1]. Huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đất đai rộng lớn, màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, khí hậu phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, xoài và các loại cây có múi,… Cây nhãn được người dân từ tỉnh Hưng Yên đi xây dựng kinh tế mới mang lên trồng ở huyện Sông Mã từ những năm 1960. Ban đầu, cây nhãn được trồng mang tính chất tự phát, chủ yếu ở các bản ven 2 bờ Sông Mã thuộc các xã Nà Nghịu, Chiềng Sơ, Chiềng Khoong, nơi có người dân Hưng Yên sinh sống. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, với lợi thế đất pha cát bồi từ dòng Sông Mã, khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho cây nhãn phát triển, người dân Sông Mã đã chú trọng đầu tư lựa chọn giống tốt, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên quả nhãn Sông Mã đã có sự khác biệt với nhãn nhiều nơi khác. Chất lượng quả to, vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ và đặc biệt ngọt dịu, thơm ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đến nay, huyện Sông Mã đã đạt diện tích hơn 7.000 ha nhãn, sản lượng khoảng 40.000 tấn [2], lớn hơn diện tích nhãn tỉnh Hưng Yên và trở thành vùng trồng lớn nhất cả nước. Bước đầu, thương hiệu Nhãn Sông Mã đã được người tiêu dùng trong nước và quốc tế đón nhận. Thị trường xuất khẩu của Nhãn Sông Mã đã được mở rộng sang Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, để Nhãn Sông Mã có chỗ đứng vững chắc, xuất khẩu bền vững được sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe như EU,… việc phát triển bền vững thương hiệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi thương hiệu mạnh, nhãn sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo cuộc sống cho người trồng nhãn, góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về thương hiệu, lý thuyết về quản trị thương hiệu nói chung và phát triển thương hiệu nói riêng. Tiếp cận nghiên cứu từ thực tiễn tại các đối tượng cung ứng sản phẩm nhãn như các Hợp tác xã, các hộ nông dân trồng nhãn và đại diện cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Sông Mã. Cụ thể, đã điều tra khảo sát bằng Bảng hỏi đối với 10 đồng chí là lãnh đạo các HTX trồng nhãn và 30 hộ nông dân trồng nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã từ ngày 10/7/2020 đến ngày 20/7/2020 để thu thập được các số liệu thực tế về thực trạng phát triển thương hiệu Nhãn Sông Mã. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh để xử lý. Ngoài ra, tác giả đã đi thực tế tại địa phương để quan sát một số quá trình từ chăm bón, thu hoạch, chế biến nhãn,… Để từ đó nhận định được đúng thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm Nhãn Sông Mã. Giải pháp đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La 435 3. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM Nghiên cứu thị trường, xác định Tổ chức xây dựng thương hiệu rõ đối tượng khách hàng mục bằng cách không ngừng nâng tiêu cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng Thiết kế định vị thương hiệu cho sản phẩm trong một chiến Nhà nước hỗ trợ để lược marketing tổng thể nhằm các thương hiệu Việt vào khách hàng mục tiêu Nam đứng vững trên Xây dựng mạng lưới phân phối thị trường trong nước đưa thương hiệu đến với người và quốc tế, thông qua: tiêu dùng - Cơ chế chính sách. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NHÃN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA Phạm Thị Vân Anh Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc Email: vananhpt@utb.edu.vn Tóm tắt: Cây nhãn là cây ăn quả chủ lực đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân huyện Sông Mã. Những năm vừa qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành của huyện, tỉnh, sự quyết tâm đồng lòng của lãnh đạo các hợp tác xã và người dân. Đến nay, sản phẩm Nhãn Sông Mã đã xây dựng được thương hiệu, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên, để có chỗ đứng vững chắc, xuất khẩu bền vững được sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe, việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, tác giả đã đề xuất được năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn, từ đó góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Từ khoá: Nhãn Sông Mã, thương hiệu, xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, cách trung tâm thành phố Sơn La 110 km, có diện tích đất tự nhiên là 163.922,3 ha [1]. Huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đất đai rộng lớn, màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, khí hậu phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, xoài và các loại cây có múi,… Cây nhãn được người dân từ tỉnh Hưng Yên đi xây dựng kinh tế mới mang lên trồng ở huyện Sông Mã từ những năm 1960. Ban đầu, cây nhãn được trồng mang tính chất tự phát, chủ yếu ở các bản ven 2 bờ Sông Mã thuộc các xã Nà Nghịu, Chiềng Sơ, Chiềng Khoong, nơi có người dân Hưng Yên sinh sống. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, với lợi thế đất pha cát bồi từ dòng Sông Mã, khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho cây nhãn phát triển, người dân Sông Mã đã chú trọng đầu tư lựa chọn giống tốt, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên quả nhãn Sông Mã đã có sự khác biệt với nhãn nhiều nơi khác. Chất lượng quả to, vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ và đặc biệt ngọt dịu, thơm ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đến nay, huyện Sông Mã đã đạt diện tích hơn 7.000 ha nhãn, sản lượng khoảng 40.000 tấn [2], lớn hơn diện tích nhãn tỉnh Hưng Yên và trở thành vùng trồng lớn nhất cả nước. Bước đầu, thương hiệu Nhãn Sông Mã đã được người tiêu dùng trong nước và quốc tế đón nhận. Thị trường xuất khẩu của Nhãn Sông Mã đã được mở rộng sang Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, để Nhãn Sông Mã có chỗ đứng vững chắc, xuất khẩu bền vững được sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe như EU,… việc phát triển bền vững thương hiệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi thương hiệu mạnh, nhãn sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo cuộc sống cho người trồng nhãn, góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về thương hiệu, lý thuyết về quản trị thương hiệu nói chung và phát triển thương hiệu nói riêng. Tiếp cận nghiên cứu từ thực tiễn tại các đối tượng cung ứng sản phẩm nhãn như các Hợp tác xã, các hộ nông dân trồng nhãn và đại diện cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Sông Mã. Cụ thể, đã điều tra khảo sát bằng Bảng hỏi đối với 10 đồng chí là lãnh đạo các HTX trồng nhãn và 30 hộ nông dân trồng nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã từ ngày 10/7/2020 đến ngày 20/7/2020 để thu thập được các số liệu thực tế về thực trạng phát triển thương hiệu Nhãn Sông Mã. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh để xử lý. Ngoài ra, tác giả đã đi thực tế tại địa phương để quan sát một số quá trình từ chăm bón, thu hoạch, chế biến nhãn,… Để từ đó nhận định được đúng thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm Nhãn Sông Mã. Giải pháp đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La 435 3. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM Nghiên cứu thị trường, xác định Tổ chức xây dựng thương hiệu rõ đối tượng khách hàng mục bằng cách không ngừng nâng tiêu cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng Thiết kế định vị thương hiệu cho sản phẩm trong một chiến Nhà nước hỗ trợ để lược marketing tổng thể nhằm các thương hiệu Việt vào khách hàng mục tiêu Nam đứng vững trên Xây dựng mạng lưới phân phối thị trường trong nước đưa thương hiệu đến với người và quốc tế, thông qua: tiêu dùng - Cơ chế chính sách. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Nhãn Sông Mã Thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã Quản trị thương hiệu nhãn Sông Mã Phát triển thương hiệu nhãn Sông MãTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
6 trang 225 0 0
-
6 trang 207 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 189 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 172 0 0