Danh mục tài liệu

Giải pháp tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 693.01 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số lý luận về tăng trưởng xanh, các thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và gợi ý một số giải pháp tăng trưởng xanh cho các DNNVV Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam GIẢI PHÁP TĂNG TRƢỞNG XANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ThS. Nguyễn Ngọc H ng Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Tại Việt Nam, Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Bài viết trình bày một số lý luận về tăng trưởng xanh, các thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp phải khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và gợi ý một số giải pháp tăng trưởng xanh cho các DNNVV Việt Nam. Từ khóa: tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, doanh nghiệp nhỏ và vừa ABSTRACT In Vietnam, the Green Growth Program is concretized through the “National Strategy on Green Growth for the 2011 - 2020 period and a vision to 2050”. In which, it is affirmed: Green growth is growth based on the process of changing the growth model, restructuring the economy to take advantage of comparative advantages, improve efficiency and competitiveness of the economy through through research and application of advanced technologies, developing modern infrastructure systems to efficiently use natural resources, reduce greenhouse gas emissions, respond to climate change, contribute to poverty reduction and driving force for sustainable economic growth. The article presents some theories about green growth, challenges faced by small and medium enterprises when implementing green growth goals and suggests some green growth solutions for Vietnam small and medium enterprises. Keywords: green growth, sustainable development, small and medium business 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển bền vững là xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Tăng trưởng xanh là một phần nội dung của phát triển bền vững, Việt Nam coi tăng trưởng xanh là chìa khóa quan trong để Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh bảo đảm cho các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, với những nỗ lực và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng trong thực hiện chiến lược này. Tuy vậy, việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, thách thức. Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp lớn vào nền kinh tế và là động lực quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam. 291 2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH 2.1. Khái niệm và đặc điểm tăng tr ởng xanh Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), phát triển bền vững là một loại hình phát triển toàn diện, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với biến đổi khí hậu khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm sự mất công bằng trong xã hội. Một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp xanh nếu cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ xanh và/hoặc có quy trình sản xuất xanh. Các sản phẩm và dịch vụ xanh là những sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn lực hiệu quả và giảm thiểu chất thải. Mặt khác, các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất để tiêu tốn ít năng lượng và chất liệu, ít lãng phí và phát thải cũng được xem là doanh nghiệp xanh. Ngoài ra, doanh nghiệp xanh còn là doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc và hệ thống phúc lợi tốt cho người lao động. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản như Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Tóm lại, tăng trưởng xanh có các đặc điểm sau: - Phát triển kinh tế và tăng trưởng trên cơ sở thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. - Tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ. - Tăng trưởng xanh tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. 2.2. Lợi ích của ...

Tài liệu có liên quan: