
Hình tượng con rồng trong mỹ thuật dân gian Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng con rồng trong mỹ thuật dân gian Việt NamHìnhtượngconrồngtrongmỹthuậtdângianViệtNamTrong mỹ thuật dân gian Việt Nam, chúng ta thường gặp hình tượng bốn con vậtthiêng mà người Việt gọi là tứ linh, đó là long, lân, quy, phụng. Trong số bốn con vậtđó thì con rồng thường gặp hơn cả. Rồng là nguồn gốc của tổ tiên từ câu chuyệntruyền thuyết cha rồng Lạc Long Quân lấy mẹ Tiên Âu Cơ sinh ra người Việt, nênhình tượng rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người con Việt. Hà Nội là thủ đôcả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc Việt Nam có địadanh Hạ Long (rồng hạ). Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sôngmang tên Cửu Long (chín rồng).Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượngrồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hìnhtượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại. Việc xác định phong cáchthể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúcnào đó.Hình tượng rồng thời Lý Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay, các nhà khoa học chỉ thấy rồng tạcdưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn. Đó là nhưng con rồng thân trònlẳng, khá dài và không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹnhàng và thanh thoát. Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và điềuđập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của một con rắn.Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéodài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răngnanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rấtdài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc.Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tuavào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiátrước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chântrước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốnnày. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều cókhủy phía sau và có móng giống chân loài chim.Hình tượng rồng thời TrầnTừ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiếntrúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắcgỗ ở chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậcthềm (như ở chùa Phổ Minh).Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong trònnối nhau, các khúc trước lớn, các khúcsau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựađầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khitừng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ởkhủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trướchay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặpsừng và đôi tayĐầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trênnhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệngrồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mậpchắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khenhư thời Lý.Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là trong lòng tháp Phổ Minh ( Nam Định) có niên đạikhoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồnghồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng trònđơn giản.Hình tượng rồng thời Lê Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vậtmình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớnngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồngvẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lạinhư hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lôngmày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lênphía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắnvà một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổrồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hình tượng con rồng mỹ thuật dân gian mỹ thuật Việt Nam văn hóa dân gian văn hóa Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 392 0 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 281 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 199 0 0 -
4 trang 196 0 0
-
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 163 0 0 -
189 trang 137 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 135 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 133 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 125 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 107 2 0 -
229 trang 105 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
82 trang 86 0 0
-
24 trang 83 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 82 0 0 -
6 trang 81 0 0