Lao động và việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích về thực trạng lao động và các vấn đề liên quan đến người lao động như số lượng, chất lượng, việc làm, tiền lương…, trong các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động và việc đảm bảo các chế độ đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI…, nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối với các doanh nghiệp FDI, làm cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao động và việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Văn Thắng Đại học Lâm Nghiệp Tóm tắt Trên cơ sở sử dụng và xử lý các số liệu thứ cấp, bài viết tập trung phân tích về thực trạng lao động và các vấn đề liên quan đến người lao động như số lượng, chất lượng, việc làm, tiền lương…, trong các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động và việc đảm bảo các chế độ đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI…, nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối với các doanh nghiệp FDI, làm cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, lao động, việc làm. FDI (Foreign Direct Investment) có nghĩa là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo nghĩa đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay được thể hiện dưới hình thức các doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp FDI” để nói về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Thực tiễn quá trình đổi mới đất nước không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp FDI đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay đã tham gia vào vấn đề giải quyết việc làm như thế nào? Thực trạng lao động trong các doanh nghiệp FDI hiện nay ra sao? Cần có giải pháp gì để đảm bảo các chế độ theo quy định đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI?... Bài viết tập trung nghiên cứu theo các hướng sau: I. VIỆC THU HÖT LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Kể từ khi được thừa nhận và được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp FDI luôn thể hiện tính hấp dẫn, khả năng thu hút và sử dụng một bộ phận nhất định lực lượng lao động 121 trong xã hội. Kết quả từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê đã khẳng định: “doanh nghiệp FDI thu hút nhiều nhất về lao động”7. Thực tế cho thấy, ở nước ta mỗi năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người được bổ sung vào lực lượng lao động. Nhưng khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của khu vực nhà nước lại rất hạn chế, thậm chí đã xuất hiện tình trạng dư thừa một lượng lớn lao động do quá trình tái cơ cấu kinh tế của nhà nước, tình trạng người có sức lao động và đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm đã xuất hiện phổ biến ở nước ta. Do vậy, với hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng trong nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp FDI đang thể hiện tính tích cực trong việc sử dụng các nguồn lực lao động trong xã hội. Không thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp FDI cùng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) đang là lực lượng chủ đạo làm giảm “gánh nặng” cho nhà nước trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn bị mất ruộng đất do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tạo ra, cũng như góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động thuộc các thành phần kinh tế khác sau quá trình tinh giản biên chế hoặc giải thể… Vấn đề giải quyết việc làm của các doanh nghiệp FDI không chỉ có tác động tích cực về kinh tế, mà còn đưa lại những hiệu quả tích cực về xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhìn xa hơn, với những đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm, có thể khẳng định các doanh nghiệp FDI đang là một trong những động lực tạo ra những thay đổi tích cực đến nguồn lao động của đất nước. Để minh chứng cho nhận định này, trong biểu đồ 1 chúng tôi sử dụng số liệu từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố để đối sánh về tỷ trọng việc làm mới tạo ra của các doanh nghiệp FDI trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012. 7 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội. tr. 23 122 Biểu đồ 1: Tỷ trọng về sự tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng ngƣời lao động của các doanh nghiệp FDI trong mối tƣơng quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012 (Đơn vị tính: phần trăm) 70 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Qua biểu đồ 1 cho ta thấy, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước năm 2017 đã giảm 23,1% so với thời điểm 01/01/2012. (Bình quân giai đoạn 2012 - 2017 mỗi năm giảm 5,1%). Trong khi đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI năm 2017 tăng tới 62,8% so với thời điểm 01/01/2012 (Bình quân giai đoạn 2012 - 2017 số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng 10,2%). Còn số lượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thời điểm 01/01/2017 cũng tăng 27,9% (tỷ lệ này cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước nhưng thấp hơn khá nhiều so với doanh nghiệp FDI). Các số ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao động và việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Văn Thắng Đại học Lâm Nghiệp Tóm tắt Trên cơ sở sử dụng và xử lý các số liệu thứ cấp, bài viết tập trung phân tích về thực trạng lao động và các vấn đề liên quan đến người lao động như số lượng, chất lượng, việc làm, tiền lương…, trong các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động và việc đảm bảo các chế độ đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI…, nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối với các doanh nghiệp FDI, làm cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, lao động, việc làm. FDI (Foreign Direct Investment) có nghĩa là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo nghĩa đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay được thể hiện dưới hình thức các doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp FDI” để nói về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Thực tiễn quá trình đổi mới đất nước không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp FDI đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay đã tham gia vào vấn đề giải quyết việc làm như thế nào? Thực trạng lao động trong các doanh nghiệp FDI hiện nay ra sao? Cần có giải pháp gì để đảm bảo các chế độ theo quy định đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI?... Bài viết tập trung nghiên cứu theo các hướng sau: I. VIỆC THU HÖT LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Kể từ khi được thừa nhận và được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp FDI luôn thể hiện tính hấp dẫn, khả năng thu hút và sử dụng một bộ phận nhất định lực lượng lao động 121 trong xã hội. Kết quả từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê đã khẳng định: “doanh nghiệp FDI thu hút nhiều nhất về lao động”7. Thực tế cho thấy, ở nước ta mỗi năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người được bổ sung vào lực lượng lao động. Nhưng khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của khu vực nhà nước lại rất hạn chế, thậm chí đã xuất hiện tình trạng dư thừa một lượng lớn lao động do quá trình tái cơ cấu kinh tế của nhà nước, tình trạng người có sức lao động và đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm đã xuất hiện phổ biến ở nước ta. Do vậy, với hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng trong nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp FDI đang thể hiện tính tích cực trong việc sử dụng các nguồn lực lao động trong xã hội. Không thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp FDI cùng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) đang là lực lượng chủ đạo làm giảm “gánh nặng” cho nhà nước trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn bị mất ruộng đất do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tạo ra, cũng như góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động thuộc các thành phần kinh tế khác sau quá trình tinh giản biên chế hoặc giải thể… Vấn đề giải quyết việc làm của các doanh nghiệp FDI không chỉ có tác động tích cực về kinh tế, mà còn đưa lại những hiệu quả tích cực về xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhìn xa hơn, với những đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm, có thể khẳng định các doanh nghiệp FDI đang là một trong những động lực tạo ra những thay đổi tích cực đến nguồn lao động của đất nước. Để minh chứng cho nhận định này, trong biểu đồ 1 chúng tôi sử dụng số liệu từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố để đối sánh về tỷ trọng việc làm mới tạo ra của các doanh nghiệp FDI trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012. 7 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội. tr. 23 122 Biểu đồ 1: Tỷ trọng về sự tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng ngƣời lao động của các doanh nghiệp FDI trong mối tƣơng quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012 (Đơn vị tính: phần trăm) 70 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Qua biểu đồ 1 cho ta thấy, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước năm 2017 đã giảm 23,1% so với thời điểm 01/01/2012. (Bình quân giai đoạn 2012 - 2017 mỗi năm giảm 5,1%). Trong khi đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI năm 2017 tăng tới 62,8% so với thời điểm 01/01/2012 (Bình quân giai đoạn 2012 - 2017 số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng 10,2%). Còn số lượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thời điểm 01/01/2017 cũng tăng 27,9% (tỷ lệ này cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước nhưng thấp hơn khá nhiều so với doanh nghiệp FDI). Các số ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp kinh tế Chính sách thu hút FDI Đổi mới cơ cấu doanh nghiệpTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
6 trang 225 0 0
-
6 trang 207 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 189 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 172 0 0