Danh mục tài liệu

Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của hộ gia đình tại phân ban khe rỗ, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 385.77 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình toán và mô phỏng động thái hệ kinh tế sinh thái (HKTST) của một số hộ gia đình tại Phân ban Khe Rỗ, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang làm cơ sở để phân tích rút ra kết luận về khả năng đầu tư tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của hộ gia đình tại phân ban khe rỗ, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc GiangHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG HỆ KINH TẾ SINH THÁI CỦA HỘ GIAĐÌNH TẠI PHÂN BAN KHE RỖ, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊNTÂY YÊN TỬ, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANGĐỖ THỊ NGỌC ÁNHTrường Đại học Nông Lâm Bắc GiangNGUYỄN VĂN SINHViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamKinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiềunước trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nôngnghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta là một nước cónền nông nghiệp lâu đời với khoảng 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn và nền kinh tế chủyếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.Phân ban Khe Rỗ, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trong địa phận xã An Lạc,huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng của vùng ĐôngBắc Việt Nam và là khu vực tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Bắc Giang. Tuynhiên, đời sống kinh tế người dân nơi đây còn thấp và phương thức sản xuất chủ yếu là tự cungtự cấp [1]. Mô hình sản xuất của người dân vùng này chủ yếu gồm các yếu tố sau: 1. Rừngtrồng; 2. Cây ăn quả; 3. gia súc, gia cầm; 4. Cây nông nghiệp (hoa màu và lúa nước). Nghiêncứu này nhằm xây dựng mô hình toán và mô phỏng động thái hệ kinh tế sinh thái (HKTST) củamột số hộ gia đình tại Phân ban Khe Rỗ, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện SơnĐộng, tỉnh Bắc Giang làm cơ sở để phân tích rút ra kết luận về khả năng đầu tư tối ưu nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình.I. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đìnhtại Phân ban Khe Rỗ, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.2. Thời gianNghiên cứu được thực hiện tại thôn Biểng xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giangtrong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014.3. Nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp chính sauPhương pháp thu thập thông tin: Kế thừa có chọn lọc các dữ liệu, thông tin liên quan đến nộidung của đề tài; thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng sinh học khu vực nghiêncứu và phần mềm MM&S.Phương pháp phỏng vấn và điều tra thực địa: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ giađình kết hợp với điều tra thực tế để xác định các dạng đặc trưng của HKTST hộ gia đình, lựachọn các HKTST hộ gia đình đại diện, các yếu tố của các HKTST hộ gia đình được nghiên cứu.Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thống kê từ phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình được phântích và xử lý bằng Excel 2010 để từ đó chọn ra được một mẫu đại diện đưa vào mô hình nghiên cứu.Phương pháp phân tích hệ thống, mô hình hóa và mô phỏng: Trên cơ sở sử dụng phươngpháp phân tích hệ thống, mô hình hóa cấu trúc và mô phỏng của hệ trên máy tính để phân tíchcấu trúc hệ kinh tế sinh thái nông hộ.1277HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN1. Kết quả mô tả đặc điểm chính của mô hình HKTST của hộ gia đình điển hình tại Phânban Khe Rỗ, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Gianga. Thông tin chungTên chủ hộ: Lã Huy Hậu. Giới tính: NamDân tộc: Kinh. Tôn giáo: KhôngĐịa phương: Thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.Nghề nghiệp: Làm ruộng. Nghề phụ: Không.Tình hình kinh tế: trung bìnhTình độ học vấn: 8/10Tình hình nhân khẩu: có 5 người, trong đó 4 người trong độ tuổi lao động và 1 người ngoàiđộ tuổi lao động.Quy mô diện tích:+ Diện tích đất rừng: 5 ha, trong đó rừng trồng thuần loài 2 ha.+ Đất trồng lúa: 1800 m2 (5 sào)+ Đất vườn: 30 m2+ Đất trồng màu: 360 m2 (1 sào)b. RừngDiện tích rừng là 5 ha, trong đó rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acaciaauriculiformis) và keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) là 2 ha với tổng số cây là 200 cây/ha,được trồng vào năm 2006.c. Lúa nướcQua phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình, chúng tôi bước đầu ghi nhận được giống lúa đượccấy là Khang dân 18 (KD18 – giống lúa nhập nội từ Trung Quốc, được công nhận giống theoQuyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999). Mùa vụ sản xuất lúa nướccủa hộ này nói riêng và các hộ gia đình khác trong thôn thường là hai vụ chính.d. Hoa màu:Theo chủ hộ gia đình cho biết, cây hoa màu của gia đình chủ yếu là trồng ngô và chỉ đủ đápứng cho gia đình cải thiện hàng ngày. Giống ngô được gia đình sử dụng là ngô SSC 131 docông ty cổ phần giống cây trồng miền Nam lai tạo.e. Rau xanh:Theo kết quả điều tra, rau xanh được trồng chủ yếu để cung cấp cho nhu cầu trong gia đình,các loại rau xanh được gia đình sử dụng được trồng theo mùa: rau muống, rau ngót, bí xanh, susu trồng vào vụ hè; rau cải bắp, su hào, súp lơ, cải thìa trồng vào vụ đông.f. Chăn nuôi:Hộ gia đình này có thành phần chăn nuôi bao gồm 1 con bò và 2 con lợn với mục đích bánlấy thịt. Nguồn thức ăn chủ yếu tự túc. Do hộ gia đình chủ yếu tập trung vào trồng rừng nênnhìn chung chăn nuôi còn khá nhỏ lẻ.Nhìn chung, hệ kinh tế sinh thái của hộ gia đình này tương đối đầy đủ về thành phần vàchủng loại cây trồng và vật nuôi; đáp ứng được tiêu chuẩn của mô hình hệ kinh tế sinh thái pháttriển bền vững. Bởi vì nó vừa mang tính ổn định (cây ngắn ngày và chăn nuôi gia súc phù trợcho phát triển trồng rừng); vừa cho năng suất, vừa có vai trò cải thiện môi trường (môi trường1278HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6đất, môi trường nước, không khí); vừa giải quyết được công ăn việc làm thường xuyên chongười dân trong thôn, thậm chí cho cả toàn vùng (thông qua hệ thống khai thác, vận chuyển,dịch vụ,...).2. Lựa chọn các yếu tố đưa vào mô hình, xây dựng mô hình2.1. Lựa chọn các yếu tố đưa vào mô hìnhTh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: